Đóng góp quan trọng vào thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc chính là nhờ kinh tế cửa khẩu. Việt Nam với Trung Quốc có 19 cặp cửa khẩu. Từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cặp cửa khẩu với Trung Quốc rất sôi động.
Đóng góp quan trọng vào thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc chính là nhờ kinh tế cửa khẩu. Việt Nam với Trung Quốc có 19 cặp cửa khẩu. Từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cặp cửa khẩu với Trung Quốc rất sôi động.
Nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc lớn và tăng lên do nhiều nguyên nhân.
Một là, do Trung Quốc là nền kinh tế có quy mô tổng GDP lớn thứ 2 thế giới (năm 2020 đạt 14,72 nghìn tỷ USD, chiếm 17,4% toàn cầu); có GDP bình quân đầu người đạt 10.435 USD (nếu tính PPP đạt 17.211 USD, cao hơn của Việt Nam); có tỷ trọng trong GDP của nông, lâm nghiệp - thủy sản chỉ còn 7,7%; có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới (năm 2020 đạt 2.723,3 tỷ USD và tiếp tục tăng cao), có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới (2.357,1 tỷ USD).
Trung Quốc là thị trường có tổng kim ngạch xuất/nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2022 đạt 132,38 tỷ USD, chiếm trên 23,7%, cao hơn khá xa so với các thị trường lớn thứ 2 trở xuống (Mỹ 96,32 tỷ USD, Hàn Quốc 66,8 tỷ USD, Nhật Bản 35,69 tỷ USD).
So với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc, tuy tăng thấp hơn tốc độ tăng chung của cả nước (10,2% so với 15%), nhưng mức tăng tuyệt đối vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng mức chung của cả nước (16,8%), cao hơn tỷ trọng của nhiều nước (chỉ thấp thua Mỹ 16,3 tỷ USD, chiếm 22,4% tổng số. Ước cả năm đạt 177,5 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước.
Như vậy, xét cả ở đầu vào (nhập nguyên, nhiên, vật liệu…) và đầu ra (xuất khẩu), thì Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất, tác động lớn đến quy mô và tốc độ tăng xuất, nhập khẩu của Việt Nam.