Tại Công viên nghĩa trang Hoàng Hoa Cương, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến và Đoàn cán bộ cấp cao Bộ Quốc phòng đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng niệm liệt sĩ Phạm Hồng Thái; cùng tưởng nhớ công lao của bậc tiền bối cách mạng, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự hy sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, nguyện cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển nhanh, bền vững.
Tại Công viên nghĩa trang Hoàng Hoa Cương, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến và Đoàn cán bộ cấp cao Bộ Quốc phòng đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng niệm liệt sĩ Phạm Hồng Thái; cùng tưởng nhớ công lao của bậc tiền bối cách mạng, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự hy sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, nguyện cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển nhanh, bền vững.
Được biết, liệt sĩ Phạm Hồng Thái (sinh năm 1895, quê quán tỉnh Nghệ An), là một chiến sĩ yêu nước của Việt Nam đã hy sinh tại Quảng Châu vào ngày 19-6-1924. Khi đó, đồng chí Phạm Hồng Thái cùng tổ chức Tâm Tâm xã (tiền thân của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội), trong đó có đồng chí Lê Hồng Phong và Lê Hồng Sơn - đã tổ chức ám sát Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin khi đang công tác tại Quảng Châu. Vụ ám sát bất thành, Toàn quyền Merlin chỉ bị thương. Bị địch truy nã gắt gao, đồng chí Phạm Hồng Thái đã gieo mình xuống dòng Châu Giang tự vẫn. Sự kiện này đã để lại tiếng vang rất lớn tại Trung Quốc cũng như trên thế giới, được biết đến với tên gọi “Tiếng bom Sa Diện”.
Tại mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã bày tỏ cảm ơn sự chăm sóc chu đáo của chính quyền Quảng Đông và Chiến khu miền Nam; mong muốn các đồng chí cán bộ trong Đoàn công tác noi gương các anh hùng, các bậc tiền bối cách mạng giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ về lý tưởng cách mạng, tinh thần cống hiến vì Tổ quốc, ra sức học tập, rèn luyện tốt hơn.
Ngay sau khi viếng mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái, Đoàn công tác cấp cao Bộ Quốc phòng đã tới thăm Khu di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội) - địa danh gắn liền với hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1924 đến năm 1927.
Hướng dẫn viên Thang Mẫn, nhân viên khu di tích cho biết, những năm tháng ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc, nhất là trong việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí hội), một tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
Tại căn nhà số 13 (nay là 248-250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, trong những năm từ 1924 đến 1927, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mở ba lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam với tổng số 75 người. Người trực tiếp phụ trách và là giảng viên chính. Những bài giảng tại các lớp huấn luyện này đã được tập hợp lại và xuất bản thành cuốn "Đường Kách mệnh", trở thành một trong những văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1971, căn nhà số 13 đã được Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định giữ gìn làm di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy tên là "Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên", thuộc sự quản lý của Bảo tàng Lịch sử cách mạng Quảng Đông. Di tích đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Trung Quốc. Năm 2002, chính quyền thành phố Quảng Châu đầu tư tu sửa toàn diện di tích và khánh thành công trình vào ngày 30-4-2002, nhân dịp kỷ niệm 112 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các đồng chí Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Trần Diên Niên và các nhà lãnh đạo quan trọng khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được mời đến giảng bài tại đây.
Năm 2024, nhân kỷ niệm 100 năm hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Khu di tích đã được phục hồi cơ bản. Các hiện vật trưng bày tái hiện lịch sử vẻ vang và phong cách cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bạn bè quốc tế, truyền tải thông điệp sinh động về tình hữu nghị cách mạng giữa nhân dân hai nước, quan hệ gắn bó giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bày tỏ sự xúc động khi thăm khu di tích Trụ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, trong dòng lưu bút ghi tại đây, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến viết: Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vô cùng xúc động đến thăm Khu di tích Trụ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, địa danh gắn với sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1924 đến 1927, nơi đã chứng kiến tình cảm quốc tế cộng sản vô tư, trong sáng và tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết, gắn bó giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Trân trọng cảm ơn Đảng, Nhà nước Trung Quốc, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Đông và thành phố Quảng Châu đã luôn quan tâm gìn giữ, bảo tồn khu di tích Trụ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, góp phần kế thừa, duy trì và phát huy tình hữu nghị truyền thống “vừa là đồng chí, vừa là anh em” do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các vị lãnh đạo tiền bối hai nước gây dựng và vun đắp.
NGUYỄN HÒA (từ Quảng Đông, Trung Quốc)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Đối ngoại quốc phòng xem các tin, bài liên quan.
" là do phần hoa văn ở cổ áo có dạng hình chữ nhật cùng 2 viền bên ngoài. Phần tay áo được thêu hoa văn dải ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
chính là thường phục của bậc Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, Hoàng Quý phi và là lễ phục của các bậc từ Nhất giai phi đến Tứ giai tần, tùy phẩm cấp mà màu sắc và hoa văn có điểm khác biệt để phân định rõ ràng. Có thể kể đến nhật bình của Hoàng hậu được làm từ sa sợi vàng thêu 20 hình rồng, phượng, loan, trĩ. Ở dưới phần tà áo còn có hoa văn tam sơn thủy ba được thêu vô cùng tinh xảo.
Vào thời Gia Long, khi mặc nhật bình, hậu phi cài (đội) một loại trang sức gọi là Kim ước phát (hiện chưa rõ hình dạng). Đến thời Thiệu Trị thì thay bằng Kim phượng, và lần thay đổi cuối cùng là vào thời Nguyễn mạt, nhật bình được đi kèm với khăn vành - dạng kết hợp thường thấy nhất mà chúng ta thấy hiện nay.
Màu sắc cụ thể của áo Nhật Bình được quy định tương ứng với từng cấp bậc như sau vào năm 1807 (theo Hội điển):
Hoàng Thái hậu/ Hoàng hậu/ Hoàng Quý phi: Nhật Bình thêu bằng sa sợi vàng, có thêu phượng ổ.
Công chúa: Nhật Bình thêu bằng sa sợi đỏ thêu phượng ổ.
Nhị giai Phi: Nhật Bình thêu bằng sa sợi màu xích đào .
Tam giai Tần: Nhật Bình thêu bằng sa sợi màu tím.
Tứ giai Tần: Nhật Bình thêu bằng sa sợi màu tím nhạt t.
Bậc Hậu khi mặc Nhật Bình quấn thường làm bằng tơ bát ti màu trắng thêu rồng phượng, còn các bậc còn lại sử dụng thường làm bằng tơ bát ti màu trắng thêu loan ổ.