Đông đảo người dân đến trẩy hội chùa Ông Núi.
Đông đảo người dân đến trẩy hội chùa Ông Núi.
Vào ngày này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí nhiều màu sắc, con thỏ hay những lát Jambon đầy tính biểu tượng cho ngày lễ này.
Những quả trứng Phục sinh được trang trí đủ màu sắc.
Trứng là biểu tượng xa xưa nhất của ngày lễ Phục sinh, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Vào dịp này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí đủ màu sắc, hay được làm bằng chocolate, thạch cao hoặc thậm chí là len, rất bắt mắt do chính tay mình trang trí để thay cho lời chúc.
Người phương Tây tin rằng Trái đất này vốn được nở ra từ một quả trứng khổng lồ. Tại vùng núi Appalachian, những thầy lang xưa từng dùng quả trứng chín, quay trên bụng bà mẹ mang thai, từ đó dự đoán được khả năng sinh sản của đứa trẻ sau này.
Vai trò biểu tượng văn hóa của trứng trong cuộc sống ngày một quan trọng. Tục lệ tặng nhau trứng cũng đã hiện diện trong nhiều nền văn minh lớn.
Các nghiên cứu khảo cổ chứng minh được rằng, người Ai Cập và Su-me cổ có tập tục trang trí trứng làm quà tặng từ ít nhất 5.000 năm về trước. Có lẽ vì những lý do ấy mà người ta thừa nhận trứng là một biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ Phục Sinh - ngày mừng sự tái sinh của Chúa Jesus.
Thỏ là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ.
Ngoài biểu tượng của sự sinh sản, thỏ còn là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Đặc biệt, chú thỏ gắn liền với truyền thuyết Ostara, còn gọi là Easter. Tên của vị nữ thần mùa xuân này được sử dụng để đặt cho tên của lễ Phục sinh.
Theo truyền thuyết, có một lần nữ thần mang mùa xuân tới Trái đất muộn, khiến muôn loài phải chịu giá lạnh, trong đó có một chú chim sắp chết với hai cánh bị đóng băng. Vì cảm thương, Ostara đã hô biến chú chim thành con thỏ cưng, ban cho nó khả năng đẻ trứng và khả năng chạy nhanh. Với khả năng này, nữ thần muốn chú thỏ sẽ đảm nhiệm hết công việc tặng quà cho trẻ em những khi xuân về.
Tuy nhiên, sau này, thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận. Nó bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus. Một năm, thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho người dân dưới trần thế.
Cũng từ đó, hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một nét đặc biệt trong ngày lễ Phục Sinh của phương Tây.
Hình ảnh nến Phục sinh mang đến cho con người ánh sáng và sự ấm áp, dẫn đường để chúng ta ra khỏi sự tăm tối và là ngọn đèn soi sáng để tìm đến những điều đúng đắn và bình an.
Trên thân nến có cắm 5 dấu đinh (tượng trưng cho 5 vết thương của Chúa Jesus), phía trên ghi mẫu tự alpha và bên dưới mẫu tự omega với ý nghĩa đầu tiên và cuối cùng của tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho Chúa Jesus là “khởi đầu và cuối cùng”.
Jambon là món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh.
Món jambon truyền thống chưa bao giờ vắng mặt trên các bàn ăn của các tín đồ Thiên chúa giáo khắp thế giới vào lễ Phục sinh. Đối với họ, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Nếu thời điểm trăng tròn đầu tiên của mùa thu là lúc tốt nhất để ướp muối thịt lợn dự trữ thì mùa xuân chính là khi người phương Tây dùng loại thức ăn tích trữ này. Do vậy jambon trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh về.
Người ta tin tưởng rằng, mặc quần áo mới trong lễ Phục sinh sẽ mang lại may mắn cho những ngày còn lại của năm. Theo quan niệm, quần áo mới đại diện cho sự đổi mới và sự khởi đầu may mắn - những yếu tố quan trọng của mỗi dịp Phục sinh hàng năm.
Đối với những người theo Công giáo, lễ Phục sinh còn thể hiện niềm tin vào sự tái sinh, hy vọng những điều tốt đẹp. Đó cũng là thông điệp mà ngày lễ này đang truyền tải tới người dân khắp nơi trên thế giới.
Người Đức thường dùng cành cây tươi, treo những cái vỏ trứng gà, sơn nhiều màu và những con thỏ nhỏ bằng schocolat cho trẻ em, và các loại hoa thường dùng như Thủy tiên Osterglocken/daffodil; Uất kim cương Tulpen/Tulip; Phong tín tử Hyazinthen/hyacinth; Cúc đồng Gaenebluemchen/ dasiy; Bồ công anh Loewenzahn/ dandetion; Mao cấn Hahnenfuss/ buttercup.
Thông thường lễ Phục Sinh sẽ diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm (được tính là ngày chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4).
Bài hát lễ Phục sinh cũng là một phần quan trọng trong ngày lễ đặc biệt này. Những ca từ, giai điệu của bài hát sẽ bày tỏ sự vui mừng, hân hoan. Thể hiện sự biết ơn, mong muốn cho một cuộc sống tích cực và may mắn.
Một tuần lễ trước lễ Phục sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua). Trong tuần này, các giáo hội Kitô giáo tưởng nhớ Cuộc thương khó của Jesus, cử hành những màu nhiệm mà chúa Jesus đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng ở trần gian. Đối với Kitô hữu, mọi cử hạnh phục vụ trong tuần này đều nói lên thái độ buồn đau, nhưng với tâm tình biết ơn vì Chúa đã thương trở nên con người để chịu đau khổ và chịu chết cho nhân loại tội lỗi.
Tại nhiều quốc gia Phương Tây, Lễ Phục sinh bao gồm chủ nhật và thứ nhai là ngày nghỉ lễ chính thức: Tại Châu Âu như Đức, thêm ngày thứ Sáu Tuần Thánh cũng là ngày lễ chính thức, vào ngày này, những nơi vui chơi, rạp hát, tiệm buôn đều đóng cửa để tưởng niệm Cuộc thương khó của Jesus.
Nhiều Kitô hữu hành hương đến Via Dolorpsa tại Thành cổ Jerusalem để thăm lại con đường khổ nạn mà Jesus đã vác thánh gái đến đồi Sọ.
Tại Việt Nam, ở các giáo xứ có đông giáo dân là người gốc miền Bắc thường có các nghi thức ngắm nguyện 15 sự thương khó của Chúa. Ngoài ra, nhiều giáo xứ còn diễn nguyện lại cuộc khổ nạn của Chúa. Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh còn có nghi thức hôn nhân Chúa.
Vào Chúa Nhật Phục sinh, các giáo hoàng thường chúc phép lành Urbi et Orbi từ ban- công chính của vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Lễ Phục Sinh 2024 là ngày Chủ Nhật, 31 tháng 3 năm 2024.
Đền Cửa Ông là một trong những di tích lịch sử văn hóa thời nhà Trần, có lịch sử lâu đời gắn liền thần tích về Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người đã gắn bó cả cuộc đời với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm tại miền đất biên ải Tổ quốc. Ông là con thứ 3 của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, là dũng tướng có công với dân, với nước, 2 lần được cử ra Cửa Suốt, một vị trí chiến lược của vùng Đông Bắc để trấn giữ. Để ghi nhớ công đức của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, nhân dân lập đền thờ tại Cửa Ông.
Đền Cửa Ông được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt năm 2017. Lễ hội đền Cửa Ông được mở hàng năm vào ngày 3-4/2 và 3-4/8 (âm lịch), mang biểu tượng của tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, biểu tượng đó được thể hiện bằng sự tôn vinh nhân vật lịch sử, người anh hùng dân tộc thời nhà Trần - Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng.
Lễ hội đền Cửa Ông nhằm tái hiện lịch sử, công lao to lớn của các bậc "khai quốc công thần", những người có công với dân, với nước; là dịp để mỗi người dân thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", cầu mong cho dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái và trách nhiệm người dân với quê hương, đất nước.
Ông Phạm Văn Kính, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cẩm Phả, Trưởng ban tổ chức Lễ hội đền Cửa Ông cho biết, năm nay, Lễ hội được tổ chức trở lại với quy mô lớn. Phần lễ với hành trình lễ rước Đức Ông và các nhân thân vi hành từ đền Thượng đi dọc đường nghinh thần và về sân đền. Sau lễ rước là nghi thức tế lễ, dâng hương cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
Phần hội với nhiều hoạt động như: thi kéo co, đẩy gậy, bịt mắt đánh trồng, đua thuyền, Liên hoan tiếng hát khu dân cư và gia đình văn hóa, triển lãm, trưng bày hoa hồng... Năm 2016, Lễ hội đền Cửa Ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hàng năm, Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông đón trên 90 vạn lượt người đến tham quan, chiêm bái. Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, Di tích đã đón khoảng 26 vạn lượt khách.
Để triển khai chương trình thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2023, Lễ hội đền Cửa Ông tháng 2 năm Quý Mão được tổ chức có ý nghĩa đặc biệt và chuẩn bị cho lễ tưởng niệm 710 năm Ngày mất của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1313-2023). Ban tổ chức đã xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng cho các loại xe vào tham dự lễ hội...
Theo thông tin ban đầu và lời kể của các nhân chứng, khoảng 15h ngày 4/7 (tức mùng 1/6 Âm lịch) khi ông Trí vừa ra khỏi chùa Bảo Lộc 1 thuộc phường Thanh Châu, TP.Phủ Lý thì bất ngờ xuất hiện 2 đối tượng đi xe máy mặc áo chống nắng, bịt kín mặt bắn 4 phát súng về phía nạn nhân rồi lập tức rồ ga bỏ chạy.
Ông Trí bị 3 vết thương trên người, đến 19h cùng ngày đã tử vong khi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Trước khi xảy ra vụ án, người dân thấy có người lạ lảng vảng gần chùa.
Tại thời điểm xảy ra vụ án nhiều nhân chứng nghe thấy 4 -5 tiếng nổ liên tiếp. Khi chạy ra, mọi người phát hiện ông Trí nằm trên mặt đường đau đớn, trên người có nhiều vết thương.
Nhận tin báo, Đại tá Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ triển khai điều tra thu thập dấu vết, khẩn trương truy bắt nóng đối tượng gây án.
Cơ quan điều tra đã thu giữ 4 vỏ đạn và 3 đầu đạn tại hiện trường. Theo nhận định ban đầu, phương tiện gây án nhiều khả năng là súng quân dụng.
Trước dư luận cái chết của ông Trí có liên quan đến việc tranh chấp địa bàn làm ăn, liên quan đến những đối tượng hoạt động theo kiểu “xã hội đen”…, Đại tá Trung cho biết, theo điều tra ban đầu, Cơ quan điều tra cũng đánh giá nhiều khả năng sự việc liên quan đến ân oán giang hồ.
Chính vì thế, quá trình điều tra nghiêng về những mối quan hệ trước đó của nạn nhân nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến nguồn cơn của sự việc. Đánh giá đây là một trong những vụ án rất nghiêm trọng bởi tính chất chuyên nghiệp, manh động và liều lĩnh của các đối tượng gây án, vị lãnh đạo công an tỉnh Hà Nam khẳng định, lực lượng CSĐT sẽ cố gắng hết sức để sớm phá án, trấn an dư luận.
Nạn nhân được ví như “vua không ngai”?
Nhiều nguồn tin cho hay, nạn nhân Lê Hữu Trí ngoài làm giám đốc doanh nghiệp Đức Trí có tiềm lực rất mạnh ở TP. Phủ Lý, còn được biết đến là nhân vật có "số má", có nhiều quan hệ trong "thế giới ngầm". Anh trai ông Trí cũng là một nhân vật rất có tiếng ở địa phương.
Một chi tiết đáng chú ý khác, khoảng 5 năm trước trên địa bàn TP.Phủ Lý cũng từng xảy ra vụ một vụ nổ súng, khiến Minh - em trai ông Trí dính 3 phát đạn. Được cấp cứu kịp thời, Minh may mắn thoát chết.
Khi còn là Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam, Thiếu tướng Nguyễn Văn Khuông từng phát biểu trước báo giới: “Trí là đối tượng nằm trong danh sách theo dõi của công an, cũng là ổ nhóm các đối tượng có thể nói là nổi nhất ở TP Phủ Lý, nhưng phía công an kiểm soát rất chặt chẽ nên chúng không hoạt động được nhiều”.
Theo tìm hiểu của PV, Cty TNHH Hữu Trí của ông Trí chuyên thực hiện các dự án san lấp mặt bằng, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh vận tải… Mới ngoài 40 tuổi nhưng ông Trí khá nổi tiếng ở TP.Phủ Lý, có quan hệ xã hội khá rộng và cũng phát sinh mâu thuẫn với những đối tượng "cộm cán" khác.
Ông Trí được đám đàn em "tôn sùng" như một "vị vua không ngai". Mỗi khi ra đường Trí lại ngồi trên những chiếc siêu xe bóng lộn cùng với vài tên "đàn em" xăm trổ, mặt “lạnh như tiền”, sẵn sàng làm theo "lệnh". Không những thế, Trí còn chọn làng Bảo Lộc để sinh sống - nơi mà chỉ nghe đến tên nhiều người không dám đặt chân đến bởi mảnh đất này trước đây được biết đến là “thủ phủ” ma túy của tỉnh Hà Nam.
Nhiều nguồn tin khẳng định, ngoài kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Trí còn tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh khác như cho vay nặng lãi, bảo kê…. Chính vì công việc này mà Trí có quan hệ xã hội khá rộng, cùng với đó là những hiềm khích cá nhân, phân chia địa bàn quản lý.
Mới "phất" lên khoảng gần chục năm nay nên gần đây, tuần rằm mùng một, Trí thường xuyên ra ngôi chùa nhỏ cách nhà chừng 300m thắp hương. Trí thường chỉ đi chùa một mình không có người bảo vệ. Nhóm sát thủ đã nghiên cứu rất kỹ thói quen này của Trí nên đợi cơ hội ra tay.
Trước đó, năm 2015, báo chí phản ánh loạt bài hàng trăm xe trọng tải lớn ngang nhiên vượt qua cầu Châu Sơn (TP.Phủ Lý, Hà Nam). Cây cầu này có biển báo cấm xe tải trên 3,5 tấn lưu thông qua. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vận tải được lưu thông qua cầu là do có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông.
Khi bài báo được đăng tải đã có người tự xưng là Giám đốc Doanh nghiệp vận tải Hữu Trí với lời lẽ thách thức, đe dọa sẽ giết phóng viên, nhà báo với những lời lẽ đầy thách thức: “... Tao chém chết mày. Mày cứ về Bảo Lộc, Phủ Lý ấy nhé. Cái tầm anh em nhất Hà Nội còn phải nể mặt tao. Mày thích thì tao sẽ tìm đến tận nhà mày cảm ơn, hậu tạ luôn…”.
Vụ việc sau đó được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo tỉnh ủy, UBND và Công an tỉnh Hà Nam điều tra làm rõ. Trước sự phản ánh của báo chí và bức xúc của dư luận ngày 24/3/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông đã ban hành quyết định thu hồi các công văn nói trên và cấm tất cả các xe tải trên 3,5 tấn lưu thông qua cầu Châu Sơn.
Sau đó, trong tháng 4/2015, một động thái khác, trước sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam với tinh thần “Kiểm soát tải trọng xe chỉ có đường tiến chứ không có đường lùi”, Cty Hữu Trí đã chủ động cắt thùng một số xe tải “làm gương”.
Khi biết tin doanh nghiệp Hữu Trí tự giác cắt thùng xe, nhiều doanh nghiệp vận tải khác đã liên lạc tìm hiểu sự việc, ông Trí đã trả lời các câu hỏi và khẳng định: “Mình sống và làm việc theo pháp luật của nhà nước, vì vậy cái gì có lợi cho nước cho dân thì phải làm, phải hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của đất nước”.
Tại địa phương nơi gia đình ông Lê Hữu Trí cư trú, ông và gia đình rất tích cực tham gia đóng góp cho các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, khuyến học… được các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội ghi nhận và trao tặng nhiều danh hiệu.
Hà Nam nhiều vụ nổ súng chưa bắt được hung thủ
Trước đó, trên địa bàn tỉnh Hà Nam từng xảy ra một số vụ nổ súng, đến nay chưa bắt được hung thủ. Ngày 17/2, xuất phát từ một vụ va chạm giao thông tại địa bàn huyện Thanh Liêm, nhiều người đàn ông cầm hung khí đến hiện trường.
Tiếp đó, một người đàn ông mặc áo áo vest khoảng 50 tuổi xuất hiện, cầm súng ngắn bắn liên tiếp tại khu vực xảy ra va chạm giao thông.
Nghiêm trọng hơn, ngày 14/12/2014, xảy ra vụ nổ súng vào nhà trung tá Lê Đức Tùng, Trưởng Công an TP Phủ Lý, khi ông Tùng đang xem tivi trong nhà ở phường Thanh Châu. Vụ nổ súng khiến cánh cửa kính, chiếc ti vi bị dính đạn, cánh tay trung tá Tùng bị 1 viên đạn sượt qua. Quá trình khám nghiệm, Công an tỉnh Hà Nam thu được 3 vỏ đạn dùng cho súng K59. Vụ này, cơ quan công an cũng chưa bắt được hung thủ gây án.