Nếu đã đến Thái Lan, bạn có lẽ đã không còn xa lạ với những nụ cười mà thậm chí, cả những tình huống hài hước chỉ có thể xảy ra ở Thái Lan. Không phải ngẫu nhiên mà sự hiếu khách và những nụ cười luôn thường trực trên môi người dân ở đây đã trở thành một thứ “đặc sản" thu hút khách du lịch, bên cạnh hệ thống đền chùa, nét văn hoá bản địa độc đáo, và vẻ đẹp thiên nhiên đa dạng.
Nếu đã đến Thái Lan, bạn có lẽ đã không còn xa lạ với những nụ cười mà thậm chí, cả những tình huống hài hước chỉ có thể xảy ra ở Thái Lan. Không phải ngẫu nhiên mà sự hiếu khách và những nụ cười luôn thường trực trên môi người dân ở đây đã trở thành một thứ “đặc sản" thu hút khách du lịch, bên cạnh hệ thống đền chùa, nét văn hoá bản địa độc đáo, và vẻ đẹp thiên nhiên đa dạng.
Và người Thái hiểu rất rõ điều này, dù Thái Lan là quốc gia có lượng tiêu thụ vật chất cao. Người Thái rất biết cách tìm ra những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống, hay tạo dựng chúng. Từ việc trồng hoa cỏ ngoài cổng, trang trí cho góc sân vườn những món đồ gốm ngộ nghĩnh, cho đến việc rủ nhau ra kênh gảy guitar hát hò với nhau. Người dân nước này cũng thích tìm đến thiên nhiên và dành thời gian chơi với thú vật trong nhà. Tất cả đều miễn phí, và đơn thuần chỉ có một mục đích duy nhất là mang đến niềm vui hàng ngày, thay vì hướng đến thể hiện cho thế giới bên ngoài số lượng vật chất họ có, hay có thể có.
Sanuk đã đi trước xu hướng wellness hàng thiên niên kỷ, nhưng với người Thái, wellness không phải xu hướng, mà là một phần của nét văn hoá. Nếu như massage cải thiện sức khỏe cơ thể, tôn giáo mang đến cảm giác an yên về tâm hồn, thì sanuk chính là định nghĩa ngắn gọn nhất cho chính cách họ đang từng ngày từng giờ theo đuổi wellness.
(VOV5) -Chính sự thân thiện, sẵn sàng hợp tác với những nước từng là đối đầu của mình trong chiến tranh chính là một trong những “bí quyết” giúp Việt Nam phát triển và hội nhập rất nhanh chóng.”
Naoko Kobayashi, cô gái đến từ Tokyo, Nhật Bản sang Việt Nam học tập theo một chương trình hợp tác Nhật Việt tại khoa Việt nam học và Tiếng việt, trường Đại học KHXH & Nhân văn. Học tiếng Việt hơn mới một năm nhưng cô sinh viên này có thể giao tiếp tốt và biết nhiều về cuộc sống ở Việt Nam. Trong lá thư giải nhất cuộc thi viết tiếng Việt, Naoko đã dành nhiều tình cảm tốt đẹp khi nói về Việt Nam.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Chỉ vài tháng gặp lại Naoko sau lễ hội chào đón Năm mới 2018 tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, tôi ngạc nhiên bởi khả năng giao tiếp trôi trảy tiếng Việt cũng như am hiểu phong tục tập quán của Việt Nam. Không giấu nổi vui sướng, Naoko khoe vừa giành được giải nhất cuộc thi viết về Việt Nam bằng tiếng Việt. Cô coi đây là món quà, là kỷ niệm tuyệt vời nhất với đất nước Việt Nam.
Naoko được một công ty thương mại Nhật Bản cử sang Việt Nam học trong một năm rưỡi để sau này sẽ làm việc tại Việt Nam như một đại diện của Nhật Bản. Nếu như ấn tượng đầu tiên của nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam là giao thông phức tạp, đường phố chật hẹp thì Naoko lại ngạc nhiên vì Việt Nam có rất nhiều người trẻ tuổi và nhịp sống ở Hà Nội lúc rất ồn ào và lúc thì trầm lắng:
“Nói chung,Việt Nam tạo cho tôi nhiều ấn tượng rất tốt đẹp ví dụ món ăn ngon, phong cảnh đẹp, con người tình cảm. Tôi thấy nói về Việt Nam rất khó vì có quá nhiều điều để nói về đất nước xinh đẹp này.” Cô nói.
Với tính cách tò mò, thích khám phá nên sau mỗi giờ học trên lớp cô thường đi thực hành giao tiếp, quan sát, trải nghiệm cuộc sống. Nhờ thế, khả năng tiếng Việt của Naoko tốt lên từng ngày. Sau hơn một năm đến Việt Nam, Naoko giờ có thể tự đi chợ, mua sắm hoặc một mình du lịch khắp nơi mà không gặp vấn đề về giao tiếp.
Sự bỡ ngỡ ban đầu với Việt Nam của cô qua đi rất nhanh chóng thay vào đó là những bất ngờ thú vị: “Tôi cảm nhận được tình cảm của người Việt dành cho cho nhau và cho những người nước ngoài như tôi. Ví dụ như người Việt luôn chia sẻ niềm vui với nhau, đi thăm hỏi động viên người ốm, mời nhau đến nhà ăn cơm. Hoặc con cái vẫn ở với bố mẹ sau khi lấy vợ hoặc chồng. Trải nghiệm cuộc sống ở Việt Nam, tôi cũng hiểu ra rằng hỏi thông tin cá nhân của người khác trong lần gặp đầu tiên như kiểu bao nhiêu tuổi, lấy chồng chưa cũng là một cách chào, thể hiện sự quan tâm với mình như thế nào.” Naoko chia sẻ.
Naoko nhận xét, quan hệ giữa người Việt với nhau thân thiện hơn so với người Nhật Bản. Vì thế trong cuộc sống và công việc của người Việt gặp ít áp lực hơn: “ Nhịp sống ở Việt Nam yên bình hơn, chậm hơn so với Nhật Bản. Tôi cảm thấy khá thoải mái khi ở đây. Người Việt Nam dường như có nhiều niềm vui hàng ngày hơn bởi họ thong thả hơn. Tôi đặc biệt thích những hồ nước ở Hà nội vì xung quanh đó, tôi thấy được cảnh sinh hoạt hàng ngày của người Việt như buổi sáng mọi người chạy bộ, tập thể dục, ngồi nói chuyện ở ghế đá. Thật là yên bình và thú vị.”
Naoko tâm sự, dù sống chưa lâu ở Việt Nam nhưng đất nước mến khách này đã cho cô nhiều trải nghiệm quý giá và những cảm xúc giúp cô có thái độ sống tích cực hơn:.
”Lý do sâu xa hơn là Việt Nam là đất nước nông nghiệp. Cuộc sống làm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên con người cần hỗ trợ lẫn nhau để tồn tại. Người Việt Nam bây giờ vẫn duy trì được lối sống “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Điều này nghĩa là vai trò của những người hàng xóm hoặc người xung quanh rất quan trọng với cuộc sống người Việt và họ cần giữ gìn mối quan hệ với những người đó. Tôi nghĩ đây là một lối sống đẹp.”
Trong lá thư mà cô dành giải nhất tại cuộc thi viết tiếng Việt do trường Khoa học XH và Nhân văn tổ chức, Naoko thể hiện góc nhìn khá sâu sắc của mình về văn hóa, lịch sử, cuộc sống người Việt Nam, đặc biệt trong đó có dòng viết “Trong tình cảm của người Việt Nam có một loại tình cảm là “tha thứ. Chính sự thân thiện và sẵn sàng hợp tác với những nước từng là đối đầu của mình trong chiến tranh chính là một trong những “bí quyết” giúp Việt Nam phát triển và hội nhập rất nhanh chóng.”
Nói về Naoko, thầy Nguyễn Thiện Nam, trưởng khoa Việt Nam học và tiếng Việt nhận xét đó là một sinh viên có trách nhiệm và kiến thức xã hội rộng: “Trước khi sang Việt Nam học, Naoko tốt nghiệp đại học và đã đi làm cho một công ty Nhật Bản nên tri thức của bạn ấy khác với những sinh viên mới vào học. Naoko thuộc thế hệ người Nhật trẻ tuổi rất năng động, hoạt bát. Naoko giao tiếp tốt, thoải mái vui vẻ tham gia thể thao như chơi bóng bàn với thầy cô, bạn bè. Cô thích đi trải nghiệm cuộc sống, các lễ hội hay ngày Tết ở các vùng nông thôn. Đó là cách học tiếng Việt hiệu quả, khôn ngoan của bạn ấy.”
Yêu mến Việt Nam là vậy, Naoko rất muốn được làm việc thật là lâu ở Việt Nam và cô cũng biết đùa rằng nếu có chàng trai Việt nào “ưng cô” thì có thể lắm Việt Nam sẽ là quê hương thứ hai của cô.
Với một thực tế rằng vấn đề về sức khỏe tinh thần đang ngày càng trở thành một xu hướng phổ biến trên thế giới từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan (14% dân số trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề về sức khỏe tinh thần), những hoạt động nâng cao sức khỏe tinh thần ngày càng được tìm kiếm và ưu tiên hơn. Với người Thái, hoạt động thuần chỉ mang lại niềm vui là phần cốt lõi của văn hoá nơi đây.
Tương tự với các trẻ em chơi đùa bởi những trò chơi mang lại niềm vui và tiếng cười, sanuk với người Thái là những hoạt động giải trí, thư giãn, chơi đùa. Ví dụ tiêu biểu nhất là Lễ hội Songkran khi người lớn trẻ nhỏ đổ ra đường té nước vào nhau. Ngoài yếu tố truyền thống, đây là hoạt động đơn thuần cho người ta cảm giác thả lỏng, chơi đùa với nhau và quên đi tất cả những gánh nặng xung quanh như tuổi tác, tiền bạc, âu lo, vv.
Sống trong khoảnh khắc nghe đơn giản, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được điều này nhất là trong nhịp sống hiện đại. Nhưng nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những lợi ích to lớn của việc tập trung vào khoảnh khắc, và thưởng thức khoảnh khắc đó với sự phấn khởi, thích thú. Thay vì chạy theo một niềm hạnh phúc xa vời chẳng rõ hình thù, có một khoảng thời gian vui vẻ như thực hiện một hoạt động thú vị có thể giúp giải phóng hormone dopamine tạo cảm giác dễ chịu, giúp tăng cường sự tích cực nhằm chống lại cảm giác tuyệt vọng và căng thẳng. Làm những việc vui vẻ cũng cung cấp một nguồn gọi là eustress - một loại căng thẳng tích cực có thể góp phần tạo nên cảm giác lạc quan và phấn khích về cuộc sống. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Giáo sư Matthew Zawadzki, một nhà tâm lý học sức khỏe tại Đại học California Merced, cho thấy rằng khi mọi người tham gia vào các hoạt động giải trí, nhịp tim của họ thấp hơn và sự gắn kết về mặt tâm lý nhiều hơn.
Với người Thái, gia đình và bạn bè là gốc rễ của mọi niềm vui, đồng nghĩa với việc nếu không cảm thấy kết nối, họ sẵn sàng không kết bạn làm quen hay chơi cùng những người không mang lại cho họ niềm vui. Không ngạc nhiên khi cảm giác kết nối cũng là một phần quan trọng khiến người ta cảm thấy vui vẻ và tích cực, bởi họ có thể giải tỏa, giãi bày và vượt qua những nghịch cảnh từ lớn đến dễ dàng hơn khi có mạng lưới hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Mối liên hệ sâu sắc của người Thái với cộng đồng thể hiện qua việc đi ăn uống cùng nhau, đi du lịch cùng nhau, và xuất hiện dày đặc trong các bộ phim Thái. Thực tế về giá trị của sự kết nối đã được các nhà khoa học khẳng định. Nghiên cứu của Harvard cho thấy sức mạnh của mối quan hệ với người khác có thể dự đoán sức khỏe của cả cơ thể và não bộ. Các mối quan hệ tốt giúp chúng ta vượt qua những thách thức không thể tránh khỏi của cuộc sống. Vì thế, chăm sóc các mối quan hệ của bạn cũng là một hình thức tự chăm sóc chính mình.