Sinh Vật Là J

Sinh Vật Là J

Theo quy định tại Mục 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12974:2020 (ISO 21150:2015) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện E.coli thì báo cáo thử nghiệm quy trình phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm phải quy định cụ thể các thông tin sau:

Theo quy định tại Mục 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12974:2020 (ISO 21150:2015) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện E.coli thì báo cáo thử nghiệm quy trình phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm phải quy định cụ thể các thông tin sau:

Quy trình phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được tiến hành như thế nào?

Quy trình phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được tiến hành theo quy định tại tiểu mục 9.4 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12974:2020 (ISO 21150:2015) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện E.coli; cụ thể như sau:

Sử dụng que cấy vòng đã tiệt trùng, ria một phần canh thang tăng sinh đã ủ (9.3) trên bề mặt của môi trường thạch MacConkey (5.3.4.1) để phân lập khuẩn lạc.

Lật ngược đĩa Petri và sau đó ủ tại 32,5 °C ± 2,5 °C trong ít nhất 24 h (tối đa 48 h).

Kiểm tra các đặc tính của khuẩn lạc (xem Bảng 1).

Hình thái đặc tính của khuẩn lạc E.coli

Màu đỏ gạch; có thể có vòng kết tủa xung quanh khuẩn lạc

Bảng 1 - Hình thái đặc tính của E.coli trên môi trường thạch MacConkey

Thực hiện các thử nghiệm sau đối với các khuẩn lạc nghi ngờ được phân lập trên môi trường thạch MacConkey. Sự xuất hiện của E.coli có thể được xác nhận bởi các thử nghiệm nuôi cấy và sinh hóa phù hợp khác.

Thực hiện thử nghiệm được xác định trong ISO 21148. Kiểm tra que gram âm (bacilli).

(iii) Nuôi cấy trên môi trường thạch xanh methylene - levine eosin (môi trường thạch EMB)

Cấy truyền trên bề mặt của môi trường thạch xanh methylene - levine eosin với các khuẩn lạc phân lập nghi ngờ phát triển trên môi trường thạch MacConkey sao cho các khuẩn lạc phân lập phát triển. Lật ngược đĩa Patri và sau đó ủ tại 32,5 °C ± 2,5 °C trong ít nhất 24 h (tối đa 48 h).

Kiểm tra các đặc tính của khuẩn lạc như được xác định trong Bảng 2.

Hình thái đặc tính của khuẩn lạc E.coli

Môi trường thạch xanh methylene - levine eosin

Ánh kim loại dưới ánh sáng phản chiếu và ngoại quan màu xanh-đen dưới ánh sáng truyền qua

Bảng 2 - Hình thái đặc tính của E.coli trên môi trường thạch xanh methylene - levine eosin

Vi sinh vật Ecoli là gì? Nguyên tắc phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được quy định như thế nào?

Vi sinh vật Ecoli (Escherichia coli) được định nghĩa tại tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12974:2020 (ISO 21150:2015) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện E.coli là vi khuẩn gram âm, hình que có khả năng di động, khuẩn lạc trơn bóng.

Nguyên tắc phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được quy định như thế nào?

Nguyên tắc phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12974:2020 (ISO 21150:2015) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện E.coli; cụ thể như sau:

Bước đầu tiên của quy trình là thực hiện tăng sinh bằng cách sử dụng môi trường canh thang không chọn lọc để tăng số lượng các vi sinh vật mà không gây ra nguy cơ ức chế bởi các thành phần chọn lọc có trong môi trường tăng trưởng chọn lọc/phân biệt

Bước thứ hai của thử nghiệm (phân lập) là thử nghiệm được thực hiện trên môi trường chọn lọc sau thử nghiệm nhận dạng.

Các yếu tố có khả năng gây ức chế sự tăng trưởng vi khuẩn trong mẫu thử phải được trung hòa để cho phép phát hiện sự có mặt của các vi sinh vật [1]. Trong tất cả các trường hợp và bất kỳ phương pháp nào, trung hòa các đặc tính kháng khuẩn của sản phẩm phải được kiểm tra và chứng minh (xem Điều 11).

Vi sinh vật Ecoli là gì? Nguyên tắc phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Vì sao nên du học trung học Mỹ tại Green Visa?

Chương trình học bổng học bổng giao lưu văn hóa Mỹ và du học trung học phổ  Mỹ do chị Lê Nguyễn Việt Minh Bảo Xuyên phụ trách. Chị Xuyên đã công tác trong lĩnh vực du học hơn 15 năm, từng phụ trách chương trình du học Mỹ ở nhiều đơn vị khác nhau.

Với kiến thức rộng, chuyên môn sâu đặc biệt về du học trung học Mỹ, chị Xuyên đã hỗ trợ cho hàng trăm du học sinh Mỹ đậu visa và chọn được ngôi trường yêu thích. Nhiều người trong số đó đã thành danh trên con đường học tập và cuộc sống.

Để được tư vấn du học Mỹ, Quý Phụ huynh và học sinh có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại:

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

J Travel là một trong những Công ty du lịch uy tín hàng đầu Việt Nam, cung cấp dịch vụ đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay, tour du lịch cho khách trong nước và Quốc tế.

Với mục tiêu cung cấp dịch vụ du lịch chất lượng, tin cậy với giá tốt nhất, J Travel liên kết chọn lọc với các khách sạn, các hãng hàng không và các đối tác uy tín địa phương nhằm cung cấp đa dạng các dịch vụ, được kết hợp thông minh và tối ưu cho phép khách hàng đặt những chuyến đi hoàn hảo với giá tốt nhất.

Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành Công ty du lịch hàng đầu Châu Á, dựa trên nền tảng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm kết hợp với hệ thống online mạnh mẽ, đáng tin cậy để cung cấp cho khách hàng chuyến đi hoàn hảo và tiết kiệm.

Cung cấp đa dạng các tour du dịch ghép khách lẻ theo nhóm hoặc thiết kế theo yêu cầu cho khách đoàn trên các tuyến điểm tại Việt Nam.

Là một trong những Công ty du lịch hàng đầu Việt Nam cũng như Quốc tế. J Travel luôn tự tin đem đến cho du khách Việt Nam những chuyến đi tuyệt vời để khám phá mọi miền đất mới như Thái, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ...

Đáp ứng các dịch vụ Visa, vé tàu và thuê xe du lịch nhanh chóng và tin cậy. J Travel cam kết hỗ trợ khách hàng trong mọi thời điểm.

Truy cập Dealtoday để khám phá nhiều deal hấp dẫn bạn nhé!

Tháng 8 vừa qua, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh đã có cuộc hội thảo về ông. Có một vấn đề được bàn thảo: ông là nhân vật lịch sử hay nhân vật truyền thuyết? Và công đức của ông là như thế nào?

Tư liệu về Hoàng Cần mà chúng ta có, rất mỏng, chỉ vẻn vẹn có một số dòng từ 2 tập sách là Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) 1883, Đồng Khánh dư địa chí (ĐKDĐC) 1897 và bia  đá Miếu Cửa Suốt, 1853.

Điều đáng chú ý là, cả 3 tư liệu này, đều ghi “Tương truyền  thời Trần...”... Nghĩa là theo truyền thuyết còn lưu lại. Ngoài 3 văn bản được coi là văn bản gốc này, hiện chưa tìm thấy bất cứ một tư liệu nào khác. Nếu chỉ căn cứ vào đó, mà khẳng định Hoàng Cần là một nhân vật lịch sử, nghĩa là người có thật, liệu đã có đủ căn cứ khoa học chưa?

Đền thờ Hoàng Cần tại xã Hải Lãng, Tiên Yên. Ảnh: TL

Các tài liệu khoa học lịch sử, tin cậy nhất như bộ Đại Việt sử kí toàn thư (ĐVSKTT) của thời Lê,  bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục (KĐVSTGCM) của thời Nguyễn, ghi tất cả các sự kiện diễn ra trong xã hội, các nhân vật, các sự kiện từ kinh thành Thăng Long tới các địa phương, các trận đánh (kể cả đánh giặc trong và giặc ngoài), rồi mưa đá, lụt lội, đói kém, trộm cắp..., từ thượng cổ đến thời Lê đều không có bất cứ một chữ nào về Hoàng Cần và những gì liên quan đến ông ở lộ An Bang hay ở bất cứ đâu. Vì thế, tôi có cơ sở để nghĩ: Hoàng Cần là một nhân vật truyền thuyết, thì đúng hơn. PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, trong thư gửi cho tôi, ông có một câu rất tâm huyết mà tôi rất trân trọng: “Tôi cũng không có đủ tư liệu để xác quyết việc này (việc Hoàng Cần là một nhân vật lịch sử). Đến đây, lại phải khẳng định, kẻo dễ bị hiểu lầm: Việc xác nhận chủ thần là nhân vật truyền thuyết hay nhân vật lịch sử, giá trị của di tích và vị trí của chủ thần trong tâm thức của người chiêm bái là như nhau. Nước ta từng có một số nhân vật truyền thuyết đã được nhân dân phong THÁNH, hơn cả nhân vật lịch sử như Thánh Gióng, ở làng Phù Đổng trấn Kinh Bắc, như Thánh Tản Viên ở Ba Vì, nay thuộc Hà Nội,...

Hoàng Cần đánh bọn cướp biển ở trong nước hay đánh giặc Trung Quốc xâm lược, hay lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ cai trị tàn bạo của phong kiến Trung Quốc? Đã có vài tham luận đặt ra vấn đề này (?). Theo tư liệu hiện có từ 3 bản gốc nói trên, không có tư liệu nào nói Hoàng Cần đánh quân xâm lược phương Bắc ở thời Trần, cũng không có tư liệu nào ghi, ông tổ chức khởi nghĩa của nhân dân các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc, chống lại “ách thống trị tàn bạo của bọn phong kiến xâm lược phương Bắc”, vì bọn chúng đều thua trận, phải rút ngay về nước, thì làm sao mà lập được “ách thống trị” để mà “khởi nghĩa chống lại”? Vì điều đó chưa từng có, nên tôi đề nghị các nhà khoa học xem lại, còn tôi thì không bàn thêm.

Vậy Hoàng Cần đánh ai? Cả 3 tư liệu đã nêu trên đều ghi rõ là đánh bọn “răng trắng môi vàng”, “quấy nhiễu cướp bóc dân châu”. Thế thôi. Vậy thì rõ là ông đánh giặc cướp ở địa phương để bảo vệ dân chúng.

Trong hội thảo, có một GS.TS nêu ra ý kiến rằng, vua Trần Nhân Tông đã đến sông Tam Trĩ ở Ba Chẽ, chính là để gặp Hoàng Cần, chỉ đạo ông đánh giặc Nguyên. Tôi xin thưa với GS.TS rằng, ông đã đọc Đại Việt sử kí toàn thư chưa kỹ. Tại trang 58-59, tập II (sách trên) NXB Khoa học xã hội in năm 1971, về việc mà GS đã nêu trên, Đại Việt sử kí toàn thư ghi nguyên văn rõ ràng như sau (bản dịch): “Thế quân giặc bức bách, 2 vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ, đến nguồn Tam Trĩ, sai người chở thuyền ngự ra Ngọc Sơn ( tức là Móng Cái - TNM chua thêm) để đánh lừa quân giặc. Lúc ấy xa giá nhà vua xiêu giạt, mà Quốc Tuấn vốn tự phụ kì tài, lại có mối hiềm cũ của An Sinh vương, mọi người có ý ngờ vực...”. Việc ghi vào quốc sử ấy, xảy ra vào tháng 2 năm Ất Dậu, 1285, tình hình rất ngặt nghèo trong cuộc chống quân Nguyên xâm lược lần thứ 2.  Như vậy chuyến đi ra Tam Trĩ này, “nhà vua xiêu dạt”, không có Trần Quốc Tuấn tháp tùng, 2 vua tránh giặc truy đuổi rất “bức bách” nên cho thuyền ra Tam Trĩ (Ba Chẽ), rồi đưa thuyền ngự của nhà vua ra mãi Móng Cái để “đánh lừa quân giặc”, để giặc tưởng là vua đã ra Móng Cái. Đây là việc đại sự quốc gia, “ngầm đi chiếc thuyền nhỏ”, tuyệt đối bí mật. Làm sao lại có chuyện vua đi tìm gặp Hoàng Cần mà chỉ đạo Hoàng Cần đánh giặc trong tình huống ấy được(?!). Sau đó 2 vua đi bộ (ngựa) về vùng Kiến An - Thái Bình... Tất cả chỉ có như vậy thôi, thưa GS. Việc vua Trần ra Ba Chẽ để chỉ đạo Hoàng Cần đánh quân Nguyên, chỉ là do GS tưởng tượng ra mà thôi.

Vậy Hoàng Cần được phong Khâm sai Đông đạo tiết chế ở thời nào? Ông có chỉ huy quân đội của cả vùng Đông Bắc của nước ta không? Lại có vài tham luận và phát biểu đưa ra. Từ trước đến nay, nhiều người đều nói và viết Hoàng Cần được phong chức đó từ thời Trần, do vua Trần phong. Đó là sai. Ở thời Trần, đơn vị hành chính cấp tỉnh gọi là “lộ”, chữ “tỉnh” ta dùng hiện nay, bắt đầu có ở thời Nguyễn. Chỉ có thời Lê mới gọi tỉnh là “đạo”. Đông đạo là tỉnh Đông ở thời Lê, bao gồm vùng đất từ Hải Dương đến Hải Phòng, Quảng Ninh hiện nay. Vậy chức đó, là ở thời Lê, do vua Lê truy phong cho Hoàng Cần, năm nào chưa rõ, nhưng dĩ nhiên là phải trước năm 1789. Tại đền Cửa Ông, hiện còn 5 đạo sắc triều Nguyễn phong cho Hoàng Cần, các năm 1853, 1880, 1887, 1909, 1917 (trong đó 2 đạo sắc năm 1853 và 1909 ghi là chi thần). PGS.TS. Đặng Văn Bài khi tổng kết hội thảo, có nói rằng, nhìn vào màu sắc, nhận ra ngay là sắc giả (phục chế) và trực tiếp hỏi nhà Hán Nôm học Hoàng Giáp, được ông Giáp trả lời ngay, đó là các bản phục chế, vì không có bản gốc (sắc thật). Như vậy, độ tin cậy cũng chỉ có tính mức độ. Với chức đó, có phải Hoàng Cần đã chỉ huy quân đội của cả vùng Đông Bắc như một số ý kiến đã nêu ra trong hội thảo này không? Đây lại là một sai lầm nữa. Vùng Đông Bắc được xác định từ Hà Nội, bao gồm 10 tỉnh là Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Quảng Ninh. Quảng Ninh là tỉnh ở cực Đông Bắc của vùng Đông Bắc. Do nhầm lẫn Quảng Ninh là vùng Đông Bắc, nên nhiều việc diễn ra trong lịch sử tại Bắc Giang và Lạng Sơn, như chiến công của Trần Quốc Nghiễn, đuổi quân Nguyên ở thời Trần, được kéo về Quảng Ninh và ghi luôn vào bia đá, là việc đó đã diễn ra ở phường Hồng Gai, TP. Hạ Long bây giờ. Cũng tương tự như thế, trong diễu hành rước Trần Quốc Tảng ở hội đền Cửa Ông, được truyền hình trực tiếp qua sóng Đài THVN và Đài THQN, loa phóng thanh phát ra, ca ngợi chiến công của Trần Quốc Tảng đã đánh chìm đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ tại biển Vân Đồn. Ai cũng biết đó là chiến công của Trần Khánh Dư, không liên can gì đến Trần Quốc Tảng. Để chuẩn bị dư luận đưa tượng Trần Quốc Tảng từ dưới thấp lên đồi cao, chỉ tay ra biển Vân Đồn, có cần phải “sáng tạo, đột phá” ra điều đó không, thưa các nhà khoa học và các vị quản lí nhà nước về văn hóa?

Chức Tiết chế trong quân đội thời trước, nay là chức Tư lệnh, chỉ huy trưởng các binh chủng và các địa phương. Hoàng Cần là Tiết chế Đông đạo, chỉ huy trưởng tỉnh Đông, có phải đương thời đã chỉ huy quân sự của cả tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Hải Phòng hiện nay không? Xin thưa là không. PGS.TS. Đặng Văn Bài và nhà Hán Nôm học kì cựu Hoàng Giáp, đều ghi rất chính xác, ông là tù trưởng, tức là cấp trưởng về lực lượng võ trang của một địa phương miền núi, ở đây là xã, như ĐNNTC và ĐKDĐC đã ghi, xã Hải Lãng, châu Tiên Yên. Quân lính của ông là ai? là “gia binh” và “hương binh”, nghĩa là lính của nhà mình, của thôn xã mình. Điều đó rất có ý nghĩa, đây là cuộc đánh giặc do ông tổ chức và hoàn toàn tự nguyện, không phải nhận lệnh của cấp trên nào. Đó cũng là đặc trưng ở thời Trần, các vương hầu, các tù trưởng (ở miền núi), đều có quyền có quân đội riêng, có công an riêng. Khi có giặc, lực lượng của giặc, chắc cũng không lớn lắm, ông đã tự mang quân đi đánh dẹp, đã đánh tan giặc, bảo vệ dân. Chính nghĩa cử can trường và tự nguyện vì dân đó, mà ông được nhân dân kính ngưỡng, phụng thờ. PGS.TS. Đặng Văn Bài có ghi 1 câu rất cần được lưu ý: “ĐKDĐC cho biết: Hoàng Cần đã được triều đình nhà Lê cấp sắc ban tặng mỹ tự: Khâm sai Thái Bảo Xuyên Quốc công”. Ban tặng mỹ tự là ban cho tên thụy để thờ cúng, để từ đó mà có các chế tài tiếp theo, như ta nói bây giờ, là đền thờ được phép xây rộng lớn đến mức nào, được cấp bao nhiêu ruộng làm hương hỏa, không phải đóng thuế, lễ hội được tổ chức mấy ngày, Nhà nước chu cấp theo quy định là bao nhiêu tiền, lễ vật cúng giỗ được giết đến gà lợn hay trâu bò... Như vậy, chức đó chỉ để thờ phụng, không phải là chức để cầm quân, nhất là sau khi ông đã mất được khoảng 500 năm.

Điều cuối cùng là vấn đề dân tộc. Ba tư liệu khoa học gốc của thời Nguyễn, đều ghi Hoàng Cần là người xã Hải Lãng, châu (huyện) Tiên Yên. Đã có lần, tôi nói chuyện về Hoàng Cần một buổi sáng với cán bộ và nhân dân Hải Lãng. Người Hải Lãng nói ông là người Sán Dìu, vì từ thời xưa đến năm 1945, đây là xã độc cư của người Sán Dìu. Theo ThS. Trương Quốc Hùng, Ủy ban Dân tộc Chính phủ phát biểu trong hội thảo, thì người Sán Dìu vào Việt Nam mới khoảng 300 năm nay. Thời Trần khoảng 600 - 700 năm trước, Việt Nam không có người Sán Dìu. Người Bình Liêu thờ Hoàng Cần và nhất quyết ông là người Tày, quê ở huyện Bình Liêu. PGS.TS. Đặng Văn Bài kết luận: Ông là người dân tộc thiểu số, còn người Sán Dìu hay người Tày không quan trọng. Tôi cho rằng điều ấy rất quan trọng để xác quyết một nhân vật lịch sử, nhưng quả thực là nó không quan trọng, vì Hoàng Cần là một nhân vật truyền thuyết.

(HNM) - Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người là một mắt xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa sinh học. Bảo tồn động vật hoang dã còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội, duy trì sự đa dạng sinh học và gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá cho nhân loại. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (Sở NN&PTNT Hà Nội) Lê Minh Tuyên.

- Ông có thể cho biết, hiện nay tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã ở Hà Nội diễn ra như thế nào và có ảnh hưởng ra sao đến đa dạng sinh học?

- Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển mạnh mẽ, cùng với đó, nhu cầu sử dụng trái phép sản phẩm các loài động vật hoang dã tại Hà Nội ngày một tăng. Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nên tình hình buôn bán, vận chuyển các loài động vật hoang dã trên địa bàn thành phố diễn ra rất phức tạp. Cụ thể, trong 5 năm qua, lực lượng chức năng của thành phố, trung ương tịch thu, bắt giữ 76 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, trong đó có những động vật hoang dã quý hiếm như: Hổ, rái cá, gấu, rùa vàng…, với tổng số tiền xử phạt gần 1,1 tỷ đồng. Ngoài ra, tính đến hết tháng 8-2022, trên địa bàn thành phố đang quản lý 227 cơ sở nuôi động vật hoang dã với 64.365 cá thể; cơ quan chức năng đã cấp cho 153 cơ sở mã số nuôi động vật hoang dã.

Trên thế giới có khoảng 15 triệu loài sinh vật, mỗi loài đều nằm trong một mắt xích hoặc nhiều mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn tự nhiên. Sự biến mất của một loài sẽ dẫn đến sự thay đổi toàn bộ cấu trúc đã diễn ra theo quy luật của hàng chục triệu năm nay. Một số loài chủ chốt trong thế giới tự nhiên biến mất cũng đồng nghĩa với nguy cơ biến mất của những loài lân cận. Vì thế, bảo vệ sự tồn tại của thế giới động vật cũng là bảo vệ sự đa dạng về loài, cá thể trong loài, bởi suy cho cùng đó chính là bảo vệ môi trường sinh thái.

- Trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ ban hành có những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp gì để bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, thưa ông?

- Chiến lược đề ra mục tiêu là cần phải bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, đặc biệt là loài nguy cấp, quý hiếm. Trong đó, chiến lược đặt ra những chỉ tiêu rất cụ thể như đến năm 2030 phải cải thiện được tình hình của tối thiểu 10 loài đang bị đe dọa, không có thêm loài nguy cấp nào bị tuyệt chủng… Chiến lược cũng đề ra các nội dung chủ yếu thực hiện, thúc đẩy công tác bảo tồn các loài hoang dã, nhất là các loài động vật hoang dã nguy cấp bằng các biện pháp điều tra, đánh giá và liên tục cập nhật, công bố danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm để có biện pháp bảo tồn. Chẳng hạn, tăng cường thiết lập hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, những mạng lưới trung tâm cứu hộ, thực hiện các giải pháp để giảm mối đe dọa tới các loài động vật hoang dã.

- Hiện nay, thành phố Hà Nội đang thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17-5-2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam, như thế nào?

- Nhận thức trước thực trạng săn bắt, bẫy các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn thành phố, đặc biệt dọc hai bên sông Hồng diễn ra phức tạp và cần phải có các biện pháp bảo tồn, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư, từ năm 2020, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã xây dựng đề án bảo tồn các loài động vật hoang dã có nguồn gen quý hiếm, trong đó có nhiệm vụ bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư dọc hai bên sông Hồng (nơi có nhiều loài chim hoang dã, di cư trú ngụ).

Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở NN&PTNT trình UBND thành phố Hà Nội ban hành 2 văn bản chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã. Chi cục Kiểm lâm xác định, đây là nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên và luôn chủ động trong công tác bảo tồn, bảo vệ các loài động vật hoang dã nói chung và các loài chim hoang dã, di cư nói riêng để bảo tồn sự đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố.

- Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp nào để thúc đẩy hiệu quả công tác bảo tồn động vật hoang dã và sự đa dạng sinh học, thưa ông?

- UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động, tích cực thực hiện công tác bảo tồn, bảo vệ các loài động thực vật hoang dã và sự đa dạng sinh học; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã, sự đa dạng sinh học cho người dân, học sinh, chủ các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lưu niệm, người dân tại các khu chợ bán chim cảnh… trên địa bàn thành phố.

Thành phố chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát chặt chẽ việc nuôi nhốt động vật; không để người dân lợi dụng việc gây nuôi nhằm buôn bán động vật hoang dã trái phép; chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các đối tượng vi phạm. UBND thành phố cũng tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học trong công tác bảo tồn động vật hoang dã, tạo sự đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, bảo vệ động vật hoang dã không chỉ cần sự tham gia tích cực của cơ quan quản lý nhà nước mà cần có sự vào cuộc của nhiều bên liên quan như các tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đoàn thể và từng người dân. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, mỗi cá nhân cần thay đổi hành vi ứng xử của mình, góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường ngày một tốt hơn.