Quỹ Tín Dụng Đen

Quỹ Tín Dụng Đen

Mới đây, Phòng cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh đã triệt phá một đường dây cho vay nặng lãi qua các ứng dụng cho vay tiền nhanh do người Trung Quốc cầm đầu, thực hiện tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, TP trên cả nước.

Mới đây, Phòng cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh đã triệt phá một đường dây cho vay nặng lãi qua các ứng dụng cho vay tiền nhanh do người Trung Quốc cầm đầu, thực hiện tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, TP trên cả nước.

Trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân khi sử dụng sổ tiết kiệm trắng

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống (theo khoản 30 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024).

Hoạt động sử dụng sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 25 Thông tư 29/2024/TT-NHNN như sau:

(1) Quỹ tín dụng nhân dân chỉ được sử dụng sổ tiết kiệm trắng theo mẫu do ngân hàng hợp tác xã ban hành, cung cấp để nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/2024/TT-NHNN (Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam).

(2) Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm:

- Xây dựng quy định nội bộ về quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung. Quy định nội bộ về quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng tối thiểu phải có các nội dung sau đây:

+ Quy trình cụ thể về đăng ký mua, quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng, đảm bảo quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng sổ tiết kiệm trắng trong quá trình lưu giữ, giao nhận, bàn giao, bảo quản, vận chuyển, quản lý, sử dụng; về kiểm kê, đối chiếu hằng tháng; về xử lý sổ tiết kiệm trắng bị mất, bị hỏng. Sổ tiết kiệm trắng phải được quản lý chặt chẽ như giấy tờ có giá và chỉ được lưu giữ tại trụ sở của quỹ tín dụng nhân dân;

+ Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (Phó giám đốc), Ban kiểm soát và các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng; kiểm tra, đối chiếu sổ tiết kiệm trắng và xử lý sổ tiết kiệm trắng bị mất, bị hỏng;

+ Quy trình xử lý trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng và làm mất sổ tiết kiệm trắng. Ngay sau khi nhận sổ tiết kiệm trắng từ ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải thực hiện đóng dấu giáp lai giữa phần thẻ gửi khách hàng và thẻ lưu lên tất cả các sổ tiết kiệm trắng hoặc vào phần sổ tiết kiệm trắng;

- Báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngân hàng hợp tác xã ngay khi phát hiện mất sổ tiết kiệm trắng để có biện pháp xử lý, đồng thời niêm yết danh sách sổ tiết kiệm trắng bị mất trong đó nêu rõ số seri của sổ tại trụ sở chính, phòng giao dịch, trụ sở Ủy ban nhân dân thuộc địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân ngay khi phát hiện mất sổ tiết kiệm trắng;

- Công khai mẫu sổ tiết kiệm trắng do ngân hàng hợp tác xã ban hành, cung cấp tại trụ sở chính, phòng giao dịch và trên các phương tiện truyền thông của xã, phường; tạo điều kiện để khách hàng đã gửi tiết kiệm tại quỹ tín dụng nhân dân đối chiếu với mẫu sổ tiết kiệm trắng và thực hiện đổi sổ tiết kiệm theo mẫu mới khi khách hàng có yêu cầu;

- Định kỳ hằng tháng, nộp lại sổ tiết kiệm trắng không sử dụng được cho ngân hàng hợp tác xã và mở sổ theo dõi;

- Trước ngày 10 hằng tháng hoặc khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng sổ tiết kiệm trắng của tháng trước liền kề theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 29/2024/TT-NHNN và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân

Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:

- Quỹ tín dụng nhân dân nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam.

- Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam.

- Quỹ tín dụng nhân dân cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó, trừ việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Các hoạt động kinh doanh khác của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:

+ Nhận vốn ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân;

+ Đại lý cung ứng dịch vụ thanh toán cho ngân hàng hợp tác xã đối với thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó;

+ Vay, gửi tiền tại ngân hàng hợp tác xã; vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay, gửi tiền lẫn nhau;

+ Tham gia góp vốn tại ngân hàng hợp tác xã;

+ Mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, bảo quản tài sản;

+ Đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

+ Tư vấn cho thành viên về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh và ngăn ngừa tín dụng đen. Nhiều chương trình hỗ trợ nông dân vay vốn đã được triển khai

Tại Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam, ông Lê Hồng Phúc, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Agribank cho biết, Agribank với Hội Nông dân các cấp đã tích cực triển khai chính sách tín dụng của Đảng, Nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát huy hiệu quả tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp…

Theo ông Phúc, triển khai chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết 26 của Đảng, Nghị định 55 của Chính phủ, Agribank và Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức ký Thỏa thuận liên ngành số 01/TTLN - Hội Nông dân Việt Nam - Agribank nhằm phối hợp triển khai việc chuyển tải nguồn vốn cho vay và các dịch vụ thanh toán đến các hộ gia đình và cá nhân, đáp ứng nhu cầu về phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Ông Lê Hồng Phúc, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Agribank phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII

Thời điểm này, Agribank và Hội Nông dân Việt Nam đang phối hợp quản lý, tổ chức hoạt động hơn 25.000 tổ vay vốn (564.000 thành viên là hội viên Hội Nông dân) tại các thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn, dư nợ cho vay đạt gần 90.000 tỷ đồng.

Trong đó, các dịch vụ thanh toán chuyển tiền cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, dịch vụ thanh toán qua thẻ với hơn 18 triệu thẻ ghi nợ nội địa, thẻ Lộc Việt trên toàn hệ thống. Gần 1 triệu thẻ thấu chi tại thị trường nông nghiệp, nông thôn cho khách hàng là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên, khách hàng tại khu vực nông thôn.

Ngoài ra, triển khai dịch vụ thanh toán trên kênh điện tử Agribank E Mobile Banking dành cho đối tượng khách hàng tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn, được triển khai trực tiếp đến khách hàng hoặc thông qua tổ vay vốn đã hỗ trợ tốt nhu cầu vay vốn giao dịch thanh toán mua sắm hàng hóa, tiêu dùng của người dân.

Đặc biệt, Agribank đã bố trí nguồn vốn 5.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình cho vay hạn chế tín dụng đen theo chỉ đạo của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, thủ tục giải ngân ngay trong ngày. Dư nợ gần 2.000 tỷ đồng đối với các hộ gia đình và cá nhân ở khu vực nông thôn có nhu cầu vay món nhỏ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, góp phần tích cực hạn chế nạn tín dụng đen trong nền kinh tế xã hội.

“Kết quả của sự phối hợp giữa Agribank với Hội Nông dân Việt Nam các cấp trong triển khai chính sách tín dụng của Đảng và nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã phát huy hiệu quả tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Qua đó, góp phần thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, cánh đồng mẫu lớn, hỗ trợ nguồn lực xây dựng nông thôn mới, đem lại niềm tin tưởng của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.”, ông Phúc nêu rõ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông Phúc công tác phối hợp trong triển khai chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn giữa Agribank và Hội Nông dân Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Một trong những hạn chế đó là công tác tuyên truyền về cơ chế chính sách cho vay, dịch vụ thanh toán của ngân hàng, định hướng thị trường, hàng hóa sản xuất, mô hình phát triển kinh tế chưa phù hợp với quy mô và năng lực sản xuất tại khu vực nông nghiệp, nông thôn của từng ngành, lĩnh vực kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm theo định hướng của Đảng và Chính phủ.

Từ đó dẫn đến việc nắm bắt nhu cầu vay vốn cụ thể, chính đáng của hộ nông dân trong trường hợp vay tiêu dùng cho nhu cầu cấp bách, hộ nông dân thường khó đáp ứng được các quy định về hồ sơ vay vốn, chứng minh nguồn trả nợ hoặc cung cấp thông tin về phương án sử dụng vốn vay không chính xác dẫn đến khó khăn trong việc thẩm định cho vay của ngân hàng.

Đề xuất giải pháp giúp nông dân vay vốn đúng kênh

Để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Agribank với Hội Nông dân Việt Nam trong việc hỗ trợ tín dụng cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh và ngăn ngừa tình trạng tín dụng đen, thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết 19/TW của Đảng, Agribank đề nghị Hội Nông dân Việt Nam phối hợp triển khai các giải pháp sau:

Một là, Hội Nông dân Việt Nam kiến nghị Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chính sách khuyến khích người sản xuất và đơn vị cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết, chính sách tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và nước ngoài, nhất là các chương trình phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp để tạo môi trường đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn có chất lượng, an toàn, từ đó tạo điều kiện để Agribank đầu tư vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả hơn.

Hai là, Hội Nông dân Việt Nam tăng cường phối hợp với ngành nông nghiệp tại địa phương tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật khuyến nông để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Thường xuyên tổ chức các hình thức phổ biến kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh; xây dựng mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao.

Đồng thời, ứng dụng các mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng kinh tế theo phân vùng, quy hoạch của nhà nước cho các cấp Hội Nông dân và thành viên tổ vay vốn để có định hướng tốt các phương án, dự án sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn trung hạn và dài hạn. Từ đó, người nông dân sử dụng vốn vay đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp sẽ có hiệu quả, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Ba là, Agribank và Hội Nông dân Việt Nam phối hợp triển khai hoạt động của tổ vay vốn gắn với mô hình ngân hàng số, thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ vay vốn; chấp hành nghiêm túc quy định về hoạt động của tổ vay vốn, hạn chế rủi ro tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng và các cấp Hội Nông dân Việt Nam đối với hoạt động của các tổ vay vốn.

Bốn là, đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương và tổ chức Hội các cấp tiếp tục ủng hộ và phối hợp có hiệu quả với Agribank trong thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội địa phương nhằm phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển tài chính vi mô cho khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trong thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Năm là, tăng cường phối hợp giữa Hội Nông dân các cấp với các chi nhánh trong hệ thống Agribank trong việc tuyên truyền chính sách vay vốn và các dịch vụ thanh toán công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước để người dân hiểu và tiếp cận được nguồn vốn tín dụng và các dịch vụ thanh toán của ngân hàng, hạn chế nạn tín dụng đen trong nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.