Các bác sĩ thường khuyến khích người trẻ đi tiêm phòng vắc xin HPV để hạn chế nguy cơ tấn công của virus vào cơ thể và gây bệnh. Để tiêm ngừa HPV đạt hiệu quả, chúng ta cần nắm được một số lưu ý trước khi đi tiêm phòng. Mời bạn tham khảo một số lưu ý trong bài viết này.
Các bác sĩ thường khuyến khích người trẻ đi tiêm phòng vắc xin HPV để hạn chế nguy cơ tấn công của virus vào cơ thể và gây bệnh. Để tiêm ngừa HPV đạt hiệu quả, chúng ta cần nắm được một số lưu ý trước khi đi tiêm phòng. Mời bạn tham khảo một số lưu ý trong bài viết này.
KHÔNG CẦN THIẾT! Trước khi tiêm vắc xin HPV nói riêng và tiêm các loại vắc xin khác nói chung, câu hỏi về việc nhịn ăn thường xuất phát từ thực tiễn y khoa yêu cầu nhịn ăn trước khi thực hiện một số xét nghiệm máu hay phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với tiêm vắc xin, việc nhịn ăn là không cần thiết.
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng việc ăn uống trước tiêm vắc xin thậm chí còn mang lại lợi tích cực cho hiệu quả tiêm chủng vì việc ăn uống đầy đủ, lành mạnh trước khi tiêm vắc xin giúp duy trì mức đường huyết ổn định, giảm nguy cơ bị tụt đường huyết. Bên cạnh đó, một số người thường gặp phải cảm giác lo lắng, căng thẳng về việc tiêm vắc xin có thể gây ra phản ứng tâm lý như buồn nôn hoặc chóng mặt. Trong trường hợp này, ăn một bữa ăn nhẹ trước khi tiêm có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.
Bên cạnh đó, phản ứng phổ biến sau khi tiêm vắc xin HPV thường là các triệu chứng thông thường, diễn biến nhẹ đến trung bình như đau hoặc sưng tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ và đôi khi là nhức đầu. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc ăn uống trước khi tiêm có ảnh hưởng hay làm trầm trọng đến những phản ứng này.
CÓ! Mặc dù trên thực tế, khả năng nhiễm HPV khi quan hệ tình dục là khá cao nếu chưa được tiêm phòng vắc xin. Theo thống kê, có đến 20% người nhiễm HPV trong vòng 4 tháng đầu sau khi quan hệ và 50% trường hợp nhiễm HPV trong 2 năm đầu sau quan hệ.
Tuy nhiên, quan hệ rồi hoặc thậm chí đã nhiễm HPV vẫn có thể tiêm vắc xin để phòng tái nhiễm các chủng HPV đã và đang mắc hoặc chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc các chủng HPV chưa bị nhiễm. Việc đã quan hệ và nhiễm chủng HPV này, vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm chủng HPV khác trong những lần quan hệ tiếp theo.
Tiêm vắc xin HPV giúp phòng nguy cơ lây nhiễm các chủng HPV khác có trong vắc xin, nhất là các chủng nguy cơ cao gây ung thư như HPV 16, 18, 31, 33, 35… Khi bị nhiễm HPV, cơ thể đã tạo ra miễn dịch thụ động với chủng đó, trong khi tiêm vắc xin có thể bổ sung thêm kháng thể thông qua miễn dịch chủ động, giúp loại bỏ virus đã bị nhiễm. Thế cho nên, đã quan hệ hay chưa cũng không phải là điều kiện tiêm HPV.
CÓ! Không có minh chứng khoa học nào cho thấy phản ứng phụ của tiêm vắc xin HPV sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, các cơ chế sinh học và hiệu quả của vắc xin. Vắc xin HPV hoạt động thông qua cơ chế kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các chủng HPV cụ thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ người được tiêm khỏi các nhiễm trùng HPV tương lai.
Trong khi đó, kinh nguyệt là một quá trình sinh lý tự nhiên mà hầu hết phụ nữ trải qua hàng tháng. Chu kỳ kinh nguyệt là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung. Các triệu chứng kinh nguyệt có thể bao gồm đau bụng, mệt mỏi, nhức đầu, thay đổi tâm lý như lo âu hoặc cáu gắt.
Dưới góc độ y khoa, kinh nguyệt không ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin HPV. Về cơ bản, bạn vẫn có thể tiêm vắc xin HPV trong kỳ kinh nguyệt mà không cần lo lắng về bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến hiệu quả của vắc xin hay nguy cơ gia tăng nguy cơ phản ứng phụ. Vậy nên bạn có thể yên tâm là kinh nguyệt sẽ không phải là một trong những điều kiện tiêm HPV.
Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Trong khi đó, việc tiêm vắc xin có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, sốt nhẹ và mệt mỏi, có thể làm người phụ nữ cảm thấy không thoải mái hơn. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi hoặc phải chịu đựng đau bụng nghiêm trọng, có thể tham vấn ý kiến chuyên gia để được hoãn tiêm vắc xin đến một ngày khác mà người phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn.
CÓ! Tiêm vắc xin HPV giúp cơ thể tạo ra kháng thể ngăn ngừa nhiễm mới từ các chủng virus trong vắc xin. Tuy nhiên, nếu một người đã bị nhiễm HPV và phát triển sùi mào gà, vắc xin HPV không điều trị hoặc làm giảm triệu chứng của bệnh mà chỉ giúp ngăn chặn các nhiễm trùng HPV mới từ các chủng virus mà người đó chưa bị nhiễm.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị rằng những người đã bị nhiễm một hoặc một số chủng HPV, như HPV 6 và 11 gây ra sùi mào gà vẫn nên tiêm vắc xin HPV vì vắc xin vẫn có thể bảo vệ người bệnh khỏi các chủng HPV nguy hiểm khác mà họ chưa bị nhiễm. Ví dụ, bảo vệ chống lại các chủng HPV khác như HPV tuýp 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58 – là các chủng nguy cơ cao gây ra ung thư.
Ngoài ra, dù hiện tại người bệnh mắc sùi mào gà, vắc xin vẫn có thể giúp giảm nguy cơ tái nhiễm trong tương lai vì cơ thể không hình thành đáp ứng miễn dịch lâu dài sau lần nhiễm trùng tự nhiên.
⇒ Tìm hiểu thêm: Tiêm HPV kiêng gì trước và sau các mũi vắc xin để hiệu quả và an toàn?
Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng HPV với hiệu quả cao được lưu hành tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm vắc xin ngừa 4 chủng HPV (6, 11, 16, 18) – Gardasil (Mỹ) và vắc xin ngừa 9 chủng HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58) – Gardasil 9 (Mỹ).
Người từ 15 – 45 tuổi tiêm lần đầu tiên, áp dụng phác đồ 3 mũi:
Sau khi tiêm ngừa HPV, chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì? Để vắc xin phát huy tối đa tác dụng, mỗi người nên chủ động chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh vùng kín. Đây là cách giúp ngăn ngừa sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn, virus lây nhiễm qua đường tình dục. Đặc biệt, khi quan hệ tình dục, bạn nên tham khảo và sử dụng các biện pháp quan hệ an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho đối phương.
Các bác sĩ cũng khuyến khích chúng ta duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái, hạn chế tâm lý căng thẳng, mệt mỏi sau khi tiêm phòng virus HPV. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng sản phẩm chứa chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá, rượu bia. Bởi vì những sản phẩm này thường gây hại đối với sức khỏe.
Kể cả đã tiêm ngừa HPV, các bạn vẫn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nguy cơ lây nhiễm virus HPV và điều trị kịp thời.
Bạn nên giữ tinh thần thoải mái sau khi đi tiêm phòng
Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu được vai trò của việc tiêm ngừa HPV và chủ động đi tiêm phòng sớm. Nhờ vậy, chúng ta sẽ ngăn ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm một số chủng virus HPV gây hại cho sức khỏe. Bạn có thể đến những cơ sở y tế uy tín để thực hiện tiêm phòng, như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch tiêm chủng, Quý khách hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
HPV là nguyên hàng đầu gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiều bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, hầu họng, hậu môn, mụn cóc sinh dục… ở cả nam và nữ giới. Rất may mắn, đã có vắc xin phòng ngừa HPV hiệu quả. Chủ động tiêm vắc xin HPV từ sớm, đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tiết kiệm và đơn giản nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiêm vắc xin HPV.
Dưới đây là 5 điều kiện tiêm HPV mà các bậc phụ huynh cần biết để đưa ra “chiến lược” tiêm chủng khoa học cho trẻ đến tuổi tiêm ngừa và chính bản thân trong việc phòng ngừa các bệnh do HPV gây ra.