Năm 2021, Trường ĐH Kinh tế TP HCM tuyển 6.350 chỉ tiêu vào các ngành, chuyên ngành tại cơ sở TP HCM và phân hiệu Vĩnh Long
Năm 2021, Trường ĐH Kinh tế TP HCM tuyển 6.350 chỉ tiêu vào các ngành, chuyên ngành tại cơ sở TP HCM và phân hiệu Vĩnh Long
270,000 sinh viên sẽ được nhận vào học tại 38 trường Đại học công lập Úc?
Giới hạn tuyển sinh sinh viên quốc tế là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Úc nhằm kiểm soát tốc độ gia tăng số lượng sinh viên quốc tế, đồng thời để đảm bảo chất lượng giáo dục và quyền lợi du học cho du học sinh.
Theo thông tin mới nhất, một số trường đại học lớn như ĐH Sydney và ĐH Melbourne dự kiến sẽ có số lượng sinh viên quốc tế giảm đi 7% trong năm 2025. Tuy nhiên, nhiều trường khác sẽ có cơ hội tăng số lượng sinh viên quốc tế của mình như: ĐH Monash & ĐH Adelaide tăng 20%, ĐH Tây Úc tăng 9%, ĐH Flinders tăng 11 %, đặc biệt có ĐH Charles Sturt tăng 51,7%.
International student caps for Australian Universities:
Nguồn: https://www.theguardian.com/australia-news/article/2024/sep/09/revealed-15-australian-universities-to-have-their-international-student-cap-slashed
Hai điểm quan trọng mà các du học sinh cần lưu ý là:
Nếu bạn đang cân nhắc du học Úc, hãy liên hệ với Đức Anh EduConnect để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé!
1. Đức Anh EduConnect: dịch vụ chuyên nghiệp- minh bạch và hiệu quả!
2. Đức Anh EduConnect: TRÙM SĂN HỌC BỔNG TOÀN CẦU
3. Các dịch vụ du học cụ thể tại Đức Anh:
Cùng với hơn 40 trường hàng đầu nước Úc, chúng tôi sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn:
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ:
Đức Anh EduConnect, Việt Nam- Lào- Australia
Hotline: 09887 09698 – Email: [email protected] – Website: www.ducanh.edu.vn
80% du học sinh Úc của công ty Đức Anh du học với học bổng từ 20- 100%, đặc biệt các suất học bổng cao thường “rơi” vào tay các…
1. Website: murdoch.edu.au/ 2. Địa điểm: 3 campus Perth Campus: cách Perth airport 25 phút và CBD 20 phút đi xe – 90 South Street, Murdoch, Western Australia 6150; Mandurah…
1. Website: federation.edu.au 2. Địa điểm: Cơ sở chính- Mt Helen campus (Ballarat)- chỉ cách Melbourne 1,5 giờ và Melbourne airport hơn 1 tiếng 20 phút đi xe- University Dr,…
1. Website: utas.edu.au/ 2. Địa điểm: Tasmania, Úc – Trường có 4 campus tại Hobart, Launceston, Cradle Coast và Sydney; Campus Hobart –Churchill Avenue, Sandy Bay TASMANIA 7005; Trường nằm cách…
1. Website: uq.edu.au/ 2. Địa điểm: 3 campus: St Lucia: cách trung tâm thành phố Brisbane 10p, cách sân bay Brisbane 20p đi xe; Gatton- Rural campus, cách trung tâm…
1. Website: griffith.edu.au 2. Địa điểm: Gold Coast campus: cách Southport Airport 16 phút và Gold Coast Airport 38 phút đi xe- 1 Parklands Dr, Southport QLD 4215, Australia Logan…
Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp ủy, chính quyền; sự chủ động, linh hoạt của các doanh nghiệp, năm 2023, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng của tỉnh Hưng Yên đều đạt và vượt so với kế hoạch.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư tỉnh Hưng Yên, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh Hưng Yên đều đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra: GRDP ước tăng 10,05% (bình quân 3 năm 2021 - 2023 tăng trưởng 9,91%) vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 9%), đưa tỉnh Hưng Yên vươn lên xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Về cơ cấu kinh tế, theo lãnh đạo tỉnh Hưng Yên: Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 7,08%, trong đó xây dựng tăng 14,86%; giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng 15,23%; nông nghiệp thủy sản tăng 2,45%. Công nghiệp, xây dựng chiếm 61,7%; Thương mại, dịch vụ chiếm 31,3%; nông nghiệp, thủy sản chiếm 7%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội vượt kế hoạch đề ra đạt 68.793 tăng 24,71 so với năm 2022 và cơ cấu lại nguồn thu theo hướng tăng tỷ trọng từ sản xuất, kinh doanh vững chắc hơn.
Hưng Yên phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2037. Ảnh: ST
Năng suất lao động ước đạt 209 triệu đồng/lao động, tăng 6,21%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ ước gấp đôi so với kế hoạch đạt 109.501 tỷ đồng, tăng 74,19% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đạt 33.100 tỷ đồng, đạt 144% so với dự toán giao, bằng 63,8% so với thực hiện năm 2022. Trong đó: Thu nội địa đạt 29.500 tỷ đồng, thu nội địa không tính tiền sử dụng đất, sổ số đạt 21.196 tỷ đồng; thu thuế xuất, nhập khẩu 3.600 tỷ đồng.
Đến nay, tỉnh Hưng Yên đã có 17 Khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích hơn 4,3 nghìn héc-ta được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam. Toàn tỉnh hiện có 11 KCN đã và đang được triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật trên diện tích hơn 2,8 nghìn héc-ta.
Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt mức lớn nhất từ trước tới nay (trên 1 tỷ USD) nhờ cải cách hành chính, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có bước tiến vượt bậc. Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông, hạ tầng công nghiệp, đô thị được đầu tư đồng bộ với nhiều công trình, dự án quy mô lớn, mang tính động lực.
Với các thành tựu nêu trên, năm 2023 tỉnh Hưng Yên thu ngân sách đạt 33.100 tỷ đồng, đạt 144% so với dự toán giao, bằng 63,8% so với thực hiện năm 2022, trong đó: Thu nội địa 29.500 tỷ đồng, thu nội địa không tính tiền sử dụng đất, thu thuế xuất nhập khẩu 3.600 tỷ đồng.
Về các nhiệm vụ trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên nhấn mạnh, Hưng Yên sẽ khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; rà soát, xây dựng, cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch ngành, địa phương có liên quan phù hợp với quy hoạch tỉnh với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về hạ tầng công nghiệp cho các dự án mới.
Đặc biệt là các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại; bảo đảm đồng bộ các quy hoạch, xây dựng hạ tầng trong và ngoài khu, cụm công nghiệp, sử dụng đất đai có hiệu quả; đào tạo và tuyển dụng lao động; bảo đảm an ninh, trật tự... góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung, quy mô lớn, bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh cũng tập trung xây dựng, ban hành, thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, huy động nguồn lực thực hiện các quy hoạch được duyệt; ban hành kế hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2021- 2025; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2024; phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và các lĩnh vực của đời sống xã hội; phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ cấu lại và phát triển ngành nông nghiệp nhanh, bền vững, hiệu quả cao gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bền vững, thực chất, năm 2024 phấn đấu giá trị sản xuất đạt 245 triệu đồng trên 1 ha đất trồng trọt, mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) thành lập ngày 24/9/2007 theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thông tin từ website nhà trường nêu, UEF theo đuổi mục tiêu là đại học hàng đầu Việt Nam và hướng tới chuẩn mực đào tạo quốc tế gắn liền triết lý giáo dục toàn diện - học tập suốt đời. UEF hướng tới tiêu chuẩn giáo dục đại học kết hợp tinh hoa giáo dục đại học quốc tế cùng chuyển biến kinh tế trong bối cảnh hội nhập, đào tạo chuyên sâu về Kinh tế Tài chính đáp ứng nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao của xã hội.
Hiện, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh do Tiến sĩ Kiều Xuân Hùng là Chủ tịch Hội đồng trường; Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang là hiệu trưởng nhà trường.
UEF có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập toàn cầu; xây dựng môi trường tự do học thuật và nghiên cứu giúp người học phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo; phát triển năng lực làm việc thực tế, tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm với xã hội thông qua việc kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp và cộng đồng.
Theo Đề án tuyển sinh năm 2024, UEF có 5 cơ sở đào tạo, cụ thể như sau:
Tại Điều 11, Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu cơ sở đào tạo xây dựng, công bố và thực hiện đề án tuyển sinh để thực hiện trách nhiệm giải trình và cam kết đối với thí sinh, cơ quan quản lý nhà nước và xã hội.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 (ký ngày 16/6/2024).
Đối chiếu với mẫu kê khai Đề án tuyển sinh tại Phụ lục III, Thông tư 08, Đề án tuyển sinh của UEF thực hiện khá đầy đủ và chi tiết, các thông tin công khai rõ ràng, minh bạch.
Sinh viên ngành Luật quốc tế có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp chỉ đạt 75,7%
Thông tin từ đề án tuyển sinh năm 2024 cho thấy, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh 6.290 chỉ tiêu với 04 phương thức xét tuyển, bao gồm: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2024; xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn; xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ; xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho tất cả các ngành đào tạo trình độ đại học chính quy.
Số liệu thống kê về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp trong Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm ra trường ở nhiều ngành đạt dưới 90% như Quan hệ quốc tế (87,9%), Công nghệ thông tin (89,4%), Quản trị kinh doanh (88,9%), Marketing (88,5%), Kinh doanh quốc tế (88,6%), Thương mại điện tử (89,8%), Tài chính – Ngân hàng (86,5%), Kế toán (85%), Ngôn ngữ Anh (80,4%), Ngôn ngữ Hàn Quốc (86%), Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (89,4%), Quan hệ công chúng (83,8%), Luật kinh tế (84,6%).
Đáng chú ý, tỷ lệ sinh viên ngành Luật quốc tế có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp chỉ đạt 75,7%.
Theo danh mục ngành được phép đào tạo, năm 2024 UEF mở mới hai ngành, đó là: Kinh tế số, Kỹ thuật phần mềm.
Phần phụ lục kê khai về điều kiện đảm bảo chất lượng tại Đề án tuyển sinh năm 2024 của UEF đang bị bỏ trống dữ liệu năm. Theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT thì số liệu ở mục này được thống kê tính đến cuối năm trước liền kề với năm tuyển sinh (tức 31/12/2023 - PV).
Theo báo cáo các điều kiện đảm bảo chất lượng tại đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, quy mô đào tạo hình thức chính quy như sau:
Đào tạo trình độ tiến sĩ có 13 người lĩnh vực Kinh doanh và quản lý.
Đào tạo trình độ thạc sĩ có 843 người, cụ thể lĩnh vực Kinh doanh và quản lý có 595 người, lĩnh vực Nhân văn có 90 người, lĩnh vực Pháp luật có 158 người.
Đối với quy mô đào tạo hệ đại học chính quy có 13.620 sinh viên.
Nhiều ngành tuyển sinh không đủ chỉ tiêu
Phóng viên đã tiến hành cộng dữ liệu tuyển sinh năm 2022 và năm 2023 được công bố tại Đề án tuyển sinh năm 2024 của UEF. Từ dữ liệu tổng hợp được cho thấy, số sinh viên nhập học của nhiều ngành không đủ chỉ tiêu. Cụ thể như sau:
Từ bảng trên có thể thấy, ngành Khoa học dữ liệu năm 2022 tuyển được 54/66 chỉ tiêu (chiếm gần 82%), năm 2023 tuyển được 30/70 chỉ tiêu (chiếm 42,8%).
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành năm 2022 tuyển được 65/77 chỉ tiêu (chiếm 84%), năm 2023 chỉ tuyển được 22/100 chỉ tiêu (chiếm 22%).
Ngành Quản trị khách sạn năm 2022 tuyển được 165/198 chỉ tiêu (chiếm 83%), năm 2023 chỉ tuyển được 61/240 chỉ tiêu (chiếm 25%).
Ngành Bất động sản năm 2022 tuyển được 49/60 chỉ tiêu (chiếm 82%), năm 2023 chỉ tuyển được 14/65 chỉ tiêu (chiếm 22%).
Ngành Tài chính quốc tế năm 2022 tuyển được 49/60 chỉ tiêu (chiếm 82%, năm 2023 chỉ tuyển được 25/65 chỉ tiêu (chiếm 38%).
Ngành Công nghệ tài chính năm 2022 tuyển được 50/60 chỉ tiêu (chiếm 83%), năm 2023 tuyển được 26/65 chỉ tiêu (chiếm 40%).
Ngành Kế toán năm 2022 tuyển được 201/240 chỉ tiêu (chiếm 84%), năm 2023 tuyển được 116/312 chỉ tiêu (chiếm 37%).
Ngành Quản trị nhân lực năm 2022 tuyển được 119/120 chỉ tiêu (chiếm 99%), năm 2023 chỉ tuyển được 49/156 chỉ tiêu (chiếm 31%).
Ngành Luật quốc tế năm 2022 tuyển được 64/78 chỉ tiêu (chiếm 82%), năm 2023 chỉ tuyển được 21/100 chỉ tiêu (chiếm 21%).
Ngành Ngôn ngữ Anh năm 2022 tuyển được 138/170 chỉ tiêu (chiếm 81%), năm 2023 chỉ tuyển được 73/220 chỉ tiêu (chiếm 33%).
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc năm 2022 tuyển được 100/120 chỉ tiêu (chiếm 83%), năm 2023 chỉ tuyển được 36/132 chỉ tiêu (chiếm 27%).
Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc năm 2022 tuyển được 101/120 chỉ tiêu (chiếm 84%), năm 2023 chỉ tuyển được 33/132 chỉ tiêu (chiếm 25%).
Ngành Công nghệ truyền thông năm 2022 tuyển được 68/84 chỉ tiêu, năm 2023 chỉ tuyển được 18/92 chỉ tiêu (chiếm 20%).
Đề án tuyển sinh năm 2024 của UEF nêu, học phí được xây dựng trên cơ sở học chế tín chỉ. Học phí thu vào đầu mỗi học kỳ, phụ thuộc vào số tín chỉ sinh viên đăng ký trong học kỳ đó. Một năm có 4 học kỳ. Học phí bình quân khoảng 20-22 triệu đồng/học kỳ.
Sinh viên khi nhập học có chứng chỉ IELTS từ 5.0 đến < 5.5 hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương được miễn học 3 cấp độ tiếng Anh khoảng 29,4 triệu đồng; từ 5.5 trở lên được miễn học 4 cấp độ tiếng Anh khoảng 39,2 triệu đồng.
Về học phí dự kiến với sinh viên đại học chính quy, Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm học 2024-2025 sinh viên đóng 15,2 triệu đồng.
Về tài chính, tổng nguồn thu hợp pháp/năm của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh được kê trong Đề án tuyển sinh năm 2024 là 550 tỷ đồng. Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm của năm liền trước năm tuyển sinh là 50 triệu đồng.
Học phí bình quân chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế do Trường Đại học Keuka (Hoa Kỳ) cấp bằng là khoảng 55 triệu đồng/ học kỳ.
Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu, theo thông tin tại Đề án tuyển sinh, tổng diện tích đất của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh là 69.033,3 ha; không có chỗ ở ký túc xá cho sinh viên. Diện tích sàn trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường tính trên một sinh viên chính quy là 3,1m2.
Nhà trường có 5 hội trường, phòng học lớn hơn trên 200 chỗ; 91 phòng học từ 50 chỗ đến 100 chỗ; 204 phòng học dưới 50 chỗ; 4 phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên của cơ sở đào tạo; 3 thư viện, trung tâm học liệu; 28 trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập.
Theo Đề án tuyển sinh năm 2024, tổng số giảng viên toàn thời gian của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh là 1.070 thầy cô; giảng viên thỉnh giảng là 452 thầy cô.
Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT quy định: Chỉ tiêu tuyển sinh của lĩnh vực không được tăng so với năm tuyển sinh trước liền kề nếu tỷ lệ sinh việc có việc làm sau khi được công nhận tốt nghiệp 12 tháng của lĩnh vực đó, đạt tỷ lệ dưới 80% hoặc tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của lĩnh vực đó ở năm tuyển sinh liền kề trước năm tuyển sinh đạt dưới 80%.