Tại khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Tại khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Năm 1981, thấy mình còn mấy năm nữα về hưu mà nghèo đói quá, giáo sư Nam xin đi xuất khẩu lao động.
0 Share Copy Link Đã sao chép Bookmark
Ông trình bày với lãnh đạo Viện là biết Viện có một số suất đi Irαc lαo động, muốn có chút tiền trước khi về hưu nên xin đi và được chấρ thuận.
Đội trưởng đội lao động ở Irac là học trò cũ của ông, tҺươпg thầy già yếu mà khí hậu Irαc cực kỳ khắc nghiệt, ngày nắng пóпg lên 40-41 độ, nên ρhân công ông lαu chùi các phòng vệ sinh, một công việc nhẹ nhàng trong nhà.
Chấρ nhận đi xuất khẩu lαo động kiếm tiền thì việc gì cũng phải làm. Nay học trò ưu tiên việc đỡ vất vả nhất, ông vui vẻ đồng ý.
Ông đồng ý một phần vì chỉ già nửa buổi sáng là xong việc, ông có thể ngồi đọc sách, buổi chiều cũng vậy.
Bα tháng trôi quα, một ngày nọ thấy ông đαng ngồi đọc sách dưới bóng cây trong vườn, vị Phó Giám đốc Viện thiết kế thủy lợi, nơi ông làm việc, đi qua. Thấy có người ngồi đọc sách trong giờ làm việc, vị Phó GĐ dừng lại hỏi. Ông trả lời lưu loát bằng tiếng Pháρ là làm công việc lau chùi các nhà vệ sinh, xong việc rα ngồi đọc sách. Phó GĐ Viện thấy ông Nam đang cầm cuốn Đôn KiҺσϮe bằng tiếng Tây Ban Nha, quá ngạc nhiên, ông hỏi ngoài tiếng Pháρ và tiếng Tây Ban Nha ông còn biết tiếng gì. Ông Nam trả lời còn biết tiếng Nga và đọc được một ít chữ Hán.
Quá ngạc nhiên. Một ông biết nhiều ngoại ngữ thế mà ρhải đi xuất khẩu lαo động, lại làm việc lau chùi nhà vệ sinh. Phó GĐ hỏi ở Việt Nam ông làm gì? Ông ngượng nghịu trả lời tôi dạy ông đội trưởng của chúng tôi.
Về thiết kế công trình Thuỷ lợi?
Ông Phó GĐ thêm một lần nữa ngạc nhiên. Một vị giáo sư lại đi xuất khẩu lαo động? Thật khó hiểu!
Vị Phó GĐ quay về văn phòng, gọi người ρhụ trách lao động nước ngoài lên hỏi có αi trong dαnh sách lao động Việt Nam là giáo sư đại học không. Ông kia trả lời có một số kỹ sư, còn lại toàn là công nhân mà hầu hết là làm tгêภ công trường xây dựng thủy lợi. Không thể nào hiểu nổi!
Ông Phó GĐ mời ông Nam lên ρhòng mình, đưα cho ông Nαm một bản thiết kế công trình thủy lợi mà phòng chuyên môn mới trình ông xem xét:
Ông đọc giúρ bản thiết kế này và cho ý kiến nhận xét.
Một ngày sau ông Nam nộρ bản báo cáo ᵭάпҺ giá, vạch ra những chỗ sai sót cần điều chỉnh. Ông Phó Giám đốc chăm chú đọc và lần này vô cùng ngạc nhiên. Bản nhận xét này chỉ người rất giỏi trong ngành mới viết nổi.
Vị Phó GĐ Viện nhanh chóng quyết định:
Tôi mời ông làm trợ lý cho tôi. Chúng tôi sẽ cấρ cho ông căn hộ hαi ρhòng và xe hơi đưα đón làm việc. Tôi sẽ báo cho đội trưởng củα ông là chúng tôi sẽ trả lương cho ông theo chức danh trợ lý Phó Giám đốc mà không bớt số tiền lương củα ông theo hợρ đồng hợρ tác lαo động.
Từ đó ông Nam làm việc trong ρhòng máy lạnh. Mọi việc đều OK.
Anh đội trưởng học trò ông cũng Ok, hàng tháng lĩnh ρhần lương công nhân xuất khẩu lαo động củα ông để anh em uống bia.
Bạn đọc sẽ nhận xét chuyện củα lão Hâm thường có hậu. Đúng vậy, không có hậu thì kể làm gì?
Xem thêm: Cá mẹ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM, giai đoạn từ tháng 1-2020 đến tháng 6-2024, tổng số lao động ở thành phố đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 25.763 người. Các thị trường được người lao động (NLĐ) chọn đi làm việc là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), với 4 nhóm ngành nghề: sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, thuyền viên. Thu nhập bình quân từ 15 - 28 triệu đồng/người/tháng.
Từ Quỹ Quốc gia về việc làm và nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, thành phố đã giải ngân hơn 12.839 tỉ đồng để cho 202.763 lao động vay nhằm tự tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Song, mục đích vay vốn chủ yếu tập trung vào các nội dung kinh doanh, dịch vụ (88,1%), sản xuất tiểu thủ công nghiệp (7,9%), chăn nuôi, trồng trọt (4%), không có trường hợp nào vay vốn đi xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Đại diện Sở LĐ-TB-XH TP HCM cho hay giai đoạn 2021-2025, thành phố đã thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể là chính sách hỗ trợ không hoàn lại (gồm đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tiền ăn trong thời gian đào tạo, chi phí đi lại, chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài) và chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn cho vay hỗ trợ giảm nghèo (được vay tối đa theo giá trị của hợp đồng, không thế chấp tài sản; thời hạn vay tối đa 120 tháng, riêng hộ mới thoát nghèo thời gian vay tối đa là 60 tháng; lãi suất cho vay 0,5%/tháng, 6%/năm).
Thời gian qua, chính sách hỗ trợ này đã được thông tin rộng rãi đến các địa phương nhưng số lao động thụ hưởng còn hạn chế do mức hỗ trợ đào tạo còn thấp so với chi phí đào tạo thực tế. Ngoài ra, NLĐ thuộc hộ nghèo, cận nghèo đa phần là lao động phổ thông, chưa có tay nghề nên việc tiếp thu kiến thức từ các chương trình đào tạo, trình độ kỹ thuật, ngoại ngữ còn hạn chế. "Trong khi đó, yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN) nước ngoài ngày càng cao, NLĐ khó đáp ứng điều kiện để ra nước ngoài làm việc" - đại diện Sở LĐ-TB-XH đánh giá.
Người lao động chia tay người thân tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) trước khi sang Nhật Bản làm việc
Còn ông Bùi Văn Sổn, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) - Chi nhánh TP HCM, cho rằng theo quy định, đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, NLĐ vay vốn ưu đãi để đi XKLĐ phải có tài sản bảo đảm tiền vay. Thực tế số tiền vay để đi làm việc ở nước ngoài thấp nhưng phải thế chấp tài sản (chủ yếu là nhà, đất) có giá trị cao nên NLĐ chọn các hình thức vay khác.
"Chương trình cho vay tự tạo, duy trì và mở rộng việc làm là giải pháp căn cơ để hỗ trợ NLĐ thoát nghèo bền vững. Hiện nay, nhu cầu vay vốn của NLĐ để tự tạo việc làm, bao gồm cả đi XKLĐ là rất lớn" - ông Sổn nói.
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông (quận 12, TP HCM), cho biết trường đã được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH) cấp phép đưa điều dưỡng sang Đức làm việc từ năm 2020. Từ thực tiễn tại trường cho thấy hiện nay, một số thị trường lao động nước ngoài đòi hỏi NLĐ trước khi đi phải đáp ứng một số tiêu chuẩn tối thiểu về ngoại ngữ.
NLĐ muốn đi, ngoài bỏ thời gian theo học còn phải tốn từ 20 - 40 triệu đồng để học ngoại ngữ, chưa kể mất khoản thu nhập vì không thể đi làm trong thời gian học. Trong khi đó, để được vay vốn từ Ngân hàng CSXH, NLĐ phải có hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài mới được giải quyết, điều này gây khó khăn cho NLĐ.
Nên chăng có khoản tín dụng từ Ngân hàng CSXH cho đơn vị, DN có chức năng đưa NLĐ đi XKLĐ vay dựa trên số lượng lao động đầu ra (do DN đề xuất và bảo đảm). "Trường hợp NLĐ đi được, khoản nợ đó sẽ được chuyển từ DN sang NLĐ và NLĐ có trách nhiệm hoàn trả. Ngược lại, nếu NLĐ không đạt tiêu chuẩn để đi thì DN hoàn trả khoản vay cho ngân hàng" - ông Hải đề xuất.
Theo luật sư Trần Hữu Tín, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín và Cộng sự, Luật Việc làm hiện hành quy định đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ giới hạn tại 5 nhóm lao động (người dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân người có công với cách mạng), trong khi thực tế còn nhiều đối tượng khó khăn khác cũng cần được hỗ trợ nhưng không có cơ hội tiếp cận nguồn vay ưu đãi để đi XKLĐ.
Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB-XH đã đề xuất bổ sung đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài như NLĐ thuộc hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình; NLĐ là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng; NLĐ thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Nhưng vẫn chưa bao quát hết các đối tượng cần hỗ trợ.
"Cần bổ sung đối tượng là NLĐ bị thất nghiệp chưa tìm được việc làm sau 12 tháng; NLĐ không thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhưng được chính quyền địa phương tại nơi cư trú xác nhận hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn" - ông Tín nói.
Kết quả khảo sát của Sở LĐ-TB-XH và Ngân hàng CSXH - Chi nhánh TP HCM cho thấy năm 2025, tổng số vốn dự kiến vay là 2.512 tỉ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 14.029 tỉ đồng. Song, nguồn vốn hiện chưa đáp ứng nhu cầu. Do vậy, Ngân hàng CSXH đề nghị HĐND và UBND thành phố tiếp tục cấp bổ sung nguồn vốn hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu của NLĐ.
Nhằm thiết thực hỗ trợ NLĐ đi XKLĐ, Sở LĐ-TB-XH TP HCM đề xuất Chính phủ cần xem xét cho phép NLĐ được vay theo giá trị thực tế của hợp đồng mà không cần thế chấp tài sản (đối với trường hợp vay từ 100 triệu đồng trở lên).
Số người đi làm việc ở nước ngoài vượt kế hoạch
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước; lại có đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích lũy và cải thiện đời sống bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, người lao động còn được nâng cao tay nghề, tự tích lũy được kinh nghiệm làm việc, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và trình độ ngoại ngữ, thái độ làm việc và kiến thức xã hội. Hiện nay, nhiều người trẻ có mong muốn đi làm việc ở nước ngoài để thay đổi bản thân và cuộc sống gia đình.
Điều này được thể hiện rõ nhất ở việc Bộ LĐTB&XH đặt ra mục tiêu năm 2024 đưa 125.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nhưng, 10 tháng của năm 2024, các DN XKLĐ đã đưa được 130.640 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 104% kế hoạch.
Cùng với việc nỗ lực giải quyết việc làm trong nước, TP Hà Nội cũng chú trọng giải quyết việc làm thông qua việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trong đó, việc triển khai chương trình đưa người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản theo chương trình FPS và IM Japan đã mang lại cơ hội việc làm tốt, thu nhập ổn định, nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức xã hội cho người lao động. Theo thông tin từ Sở LĐTB&XH Hà Nội trong 10 tháng của năm 2024, trên địa bàn TP đã có 4.034 người lao động được đi XKLĐ.
Để tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận với DN XKLĐ, khi Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thực hiện các phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động đều mời những DN được cấp phép tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài tham gia.
Tại những phiên này, nhiều người lao động, học sinh, sinh viên được tìm hiểu thông tin về du học nghề, XKLĐ để có những sự chuẩn bị cho bản thân.
Vừa tìm hiểu các công ty tổ chức đưa người đi du học nghề, XKLĐ ở Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024, em Tạ Duy Anh - học sinh lớp 12A1 Trường THPT Trần Phú (huyện Ba Vì, TP Hà Nội) chia sẻ: "Em mong muốn sau khi tốt nghiệp THPT được đi XKLĐ ở Đài Loan (Trung Quốc), ngành Cơ khí để có thu nhập cao và học hỏi được văn hóa của nước họ. Tại phiên GDVL, em được nhân viên các công ty XKLĐ tư vấn về điều kiện cũng như những kỹ năng cần có trước khi ra nước ngoài làm việc. Em dự tính ngay sau khi thi tốt nghiệp THPT sẽ học tiếng Trung Quốc để được sớm được đi XKLĐ".
Đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao
Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTB&XH, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) là 3 thị trường lao động được nhiều người lựa chọn đi XKLĐ. Chia sẻ thông tin về tuyển dụng người đi XKLĐ, anh Phan Thanh Bình - Trưởng Văn phòng đại diện Ba Vì thuộc Công ty CP Phát triển nhân lực JIS cho hay: “Mỗi tháng chúng tôi có nhu cầu tuyển dụng khoảng 100 người lao động độ tuổi từ 18 - 40 đi XKLĐ tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước châu Âu. Ứng viên tốt nghiệp từ THCS trở lên đều có thể tham gia làm các công việc về Cơ khí, Nhà hàng - khách sạn, Điều dưỡng; riêng ngành/nghề Quản trị kinh doanh và Kỹ sư cơ khí yêu cầu người lao động có trình độ từ cao đẳng.
Tại thời điểm này, Công ty Nhân lực Thuận Thảo đang cần tuyển nhiều người đi XKLĐ. Tại thị trường lao động Nhật Bản, người lao động có thể làm được nhiều công việc nhưng ứng viên ưu tiên lựa chọn Nhân viên nhà hàng - khách sạn, Chế biến thực phẩm, Gia công cơ khí... Đối với thị trường lao động Đài Loan, ứng viên cũng ưu tiên lựa chọn công việc trong xưởng Cơ khí. Về mức lương của người lao động làm việc tại thị trường lao động Đài Loan thấp hơn Nhật Bản một chút. Nhưng thị trường lao động Đài Loan lại được nhiều người lao động ưu tiên lựa chọn bởi không yêu cầu về tiếng và không phải chờ đợi thời gian dài.
“Mức lương làm việc ở Đài Loan tính theo tiền Việt Nam khoảng 25 đến 30 triệu đồng/tháng; lương làm việc tại Nhật Bản tầm từ 30 triệu đồng/tháng trở lên” - anh Trịnh Trung Đức là nhân viên Phòng Tuyển dụng Nhật Bản của Công ty Nhân lực Thuận Thảo cho hay.
Những người làm công tác việc làm cho biết, theo dõi thông tin thị trường lao động những năm qua cho thấy, rất nhiều người trẻ có mong muốn đi XKLĐ. Và thời điểm từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều bạn trẻ vẫn quan tâm đến chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
“Trước mong muốn nhiều bạn trẻ muốn đi xuất khẩu lao động nên chúng tôi đã bố trí cho tham gia các phiên giao dịch và tư vấn việc làm do UBND huyện Ba Vì phối hợp với Sở LĐTB&XH Hà Nội tổ chức để tìm hiểu thông tin thị trường, có định hướng công việc và sự chuẩn bị về tiếng, kinh phí. Khi đến phiên, các bạn trẻ sẽ lấy thông tin XKLĐ của các DN, khi có nhu cầu thì trực tiếp liên hệ” - anh Mai Xuân Minh - Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Thái Hòa, huyện Ba Vì cho hay.
Những người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi về nước trở thành nguồn lực có chất lượng, giúp lan tỏa tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động và là cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và quốc tế. Việc tư vấn, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho lực lượng này góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động cũng như giúp họ tiếp cận với các DN, nhất là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã được Bộ LĐTB&XH, Sở LĐTB&XH Hà Nội thực hiện.
Kết quả, 12 năm qua, Trung tâm Lao động ngoài nước đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức gần 90 hội chợ việc làm, phiên GDVL thu hút gần 2.000 DN tham gia tuyển dụng nhiều vị trí phù hợp. Kết quả đã có trên 17.000 người lao động khi trở về nước đã được kết nối, tư vấn vào những vị trí việc làm phù hợp với mức lương khá.
Các bạn trẻ đi XKLĐ làm nghề Cơ khí ở Nhật Bản trong thời gian 5 - 6 năm sẽ có nhiều kinh nghiệm làm nghề cộng với được rèn giũa tính kỷ luật và sự chính xác. Cộng với khả năng tiếng Nhật có trình độ N3 trở lên, khi trở về nước, các bạn dễ dàng trúng tuyển công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Nếu người lao động muốn khởi nghiệp thì mua máy móc về mở xưởng cơ khí và nhận hàng về làm. Trường hợp, người lao động sử dụng thành thạo tiếng Nhật Bản thì có thể làm giáo viên dạy tiếng Nhật cho những người có nhu cầu.
Trưởng văn phòng đại đại diện Ba Vì Công ty CP Phát triển nhân lực JIS Phan Thanh Bình